Khi quản lý công chức thuộc Thanh tra Bộ Tư pháp, Chánh Thanh tra có quyền quyết định những nội dung gì?
Nội dung quản lý công chức trong các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ Tư pháp gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế phân công, phân cấp quản lý công chức và người lao động trong các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 333/QĐ-BTP năm 2017 quy định như sau:
Nội dung quản lý công chức và người lao động
1. Nội dung quản lý công chức và người lao động trong các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ quy định tại Quy chế này bao gồm:
a) Hướng dẫn danh mục vị trí việc làm; quản lý biên chế, cơ cấu công chức và cơ cấu, số lượng người lao động;
b) Quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền của Bộ;
c) Tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch công chức; ký, thay đổi, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
d) Phân công công việc, chuyển công tác, điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức;
đ) Quy hoạch, đánh giá công chức và người lao động;
e) Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, cho thôi chức vụ đối với công chức, người lao động lãnh đạo, quản lý;
g) Nâng ngạch, chuyển ngạch công chức;
h) Thực hiện chế độ tiền lương, cho thôi việc, nghỉ công tác không hưởng lương, nghỉ phép hàng năm, nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí và các chế độ bảo hiểm xã hội khác đối với công chức và người lao động;
i) Kỷ luật công chức và người lao động;
k) Thực hiện công tác bảo hiểm xã hội đối với công chức và người lao động;
l) Báo cáo, thống kê đội ngũ công chức và người lao động;
m) Kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về công chức và người lao động; giải quyết khiếu nại, tố cáo;
n) Các nội dung quản lý khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nội dung quản lý công chức trong các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ Tư pháp gồm:
- Hướng dẫn danh mục vị trí việc làm; quản lý biên chế, cơ cấu công chức;
- Quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền của Bộ;
- Tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch công chức; ký, thay đổi, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
- Phân công công việc, chuyển công tác, điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức;
- Quy hoạch, đánh giá công chức;
- Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, cho thôi chức vụ đối với công chức lãnh đạo, quản lý;
- Nâng ngạch, chuyển ngạch công chức;
- Thực hiện chế độ tiền lương, cho thôi việc, nghỉ công tác không hưởng lương, nghỉ phép hàng năm, nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí và các chế độ bảo hiểm xã hội khác đối với công chức;
- Kỷ luật công chức;
- Thực hiện công tác bảo hiểm xã hội đối với công chức;
- Báo cáo, thống kê đội ngũ công chức;
- Kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về công chức; giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Các nội dung quản lý khác theo quy định của pháp luật.
Quản lý công chức trong các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ Tư pháp (Hình từ Internet)
Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp có quyền quyết định những nội dung gì khi quản lý công chức thuộc Thanh tra Bộ?
Căn cứ theo Điều 9 Quy chế phân công, phân cấp quản lý công chức và người lao động trong các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 333/QĐ-BTP năm 2017 quy định như sau:
Thẩm quyền của Chánh Thanh tra Bộ
Chánh Thanh tra Bộ thực hiện quản lý công chức, người lao động thuộc Thanh tra Bộ theo quy định của pháp luật về công chức, người lao động; được Bộ trưởng phân cấp quyết định các nội dung sau đây:
1. Quyết định các nội dung quản lý công chức và người lao động như quy định tại Điều 8 của Quy chế này.
2. Về nâng bậc lương:
a) Nâng bậc lương thường xuyên, phụ cấp thâm niên vượt khung đối với công chức từ Trưởng phòng và tương đương trở xuống, trừ công chức giữ ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương;
b) Quyết định cho hưởng phụ cấp thâm niên nghề đối với Trưởng phòng và tương đương trở xuống của đơn vị (trừ Thanh tra viên cao cấp).
3. Ký, thay đổi, chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật sau khi được Lãnh đạo Bộ phê duyệt.
4. Cho nghỉ công tác không hưởng lương, nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí đối với công chức giữ chức vụ Trưởng phòng trở xuống, trừ chuyên viên cao cấp và tương đương; cho công chức từ ngạch cán sự trở xuống thôi việc; thực hiện công tác bảo hiểm xã hội đối với công chức và người lao động của đơn vị.
Như vậy, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp thực hiện quản lý công chức thuộc Thanh tra Bộ theo quy định của pháp luật về công chức. Đồng thời, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phân cấp quyết định các nội dung sau:
- Quyết định các nội dung quản lý công chức như Thẩm quyền của Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Văn phòng Đảng - Đoàn thể quy định tại Điều 8 Quy chế phân công, phân cấp quản lý công chức và người lao động trong các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 333/QĐ-BTP năm 2017.
- Về nâng bậc lương:
+ Nâng bậc lương thường xuyên, phụ cấp thâm niên vượt khung đối với công chức từ Trưởng phòng và tương đương trở xuống, trừ công chức giữ ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương;
+ Quyết định cho hưởng phụ cấp thâm niên nghề đối với Trưởng phòng và tương đương trở xuống của đơn vị (trừ Thanh tra viên cao cấp).
- Cho nghỉ công tác không hưởng lương, nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí đối với công chức giữ chức vụ Trưởng phòng trở xuống, trừ chuyên viên cao cấp và tương đương.
Đồng thời, cho công chức từ ngạch cán sự trở xuống thôi việc; thực hiện công tác bảo hiểm xã hội đối với công chức của đơn vị.
Trong quản lý công chức thuộc Thanh tra Bộ Tư pháp, Chánh Thanh tra Bộ có trách nhiệm gì?
Tại Điều 15 Quy chế phân công, phân cấp quản lý công chức và người lao động trong các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 333/QĐ-BTP năm 2017 quy định như sau:
Trách nhiệm của Chánh Thanh tra Bộ
1. Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thanh tra việc thực hiện các nội dung quản lý công chức và người lao động đã phân cấp cho Thủ trưởng các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ; xử lý hoặc tham mưu để Bộ trưởng xử lý đối với các sai phạm trong việc thực hiện thẩm quyền đã phân cấp quy định tại Quy chế này.
2. Tham mưu cho Bộ trưởng giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện các nội dung đã phân cấp quy định tại Quy chế này.
Theo đó, Chánh Thanh tra Bộ giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thanh tra việc thực hiện các nội dung quản lý công chức đã phân cấp cho Thủ trưởng các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ.
Đồng thời, xử lý hoặc tham mưu để Bộ trưởng xử lý đối với các sai phạm trong việc thực hiện thẩm quyền đã phân cấp.
Và tham mưu cho Bộ trưởng giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện các nội dung đã phân cấp theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?