Khi phát hiện tình tiết quan trọng mới trong vụ án tranh chấp đất đai thì có làm căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm không?

Xin vui lòng cho hỏi: Một vụ tranh chấp đất đai giữa anh rể (nguyên đơn) và em dâu (bị đơn) đã được tòa án hai cấp xét xử và nguyên đơn thưa kiện, dù được mọi người trong thân tộc ủng hộ, làm chứng. Lý do thua kiện: nguyên đơn không có chứng cứ để chứng minh phần đất đang tranh chấp là đất của vợ đã chết để lại hiện nay gia đình bên nguyên đơn đã tìm thấy chứng minh thư quyền sở hữu đất. Vậy cho hỏi nguyên đơn có được quyền tiếp tục khởi kiện đến tòa án nhân dân tối cao hay không? Văn bản nào quy định? Xin cảm ơn.

Tính chất của tái thẩm trong vụ án tranh chấp đất đai được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 351 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về tính chất của tái thẩm như sau:

"Điều 351. Tính chất của tái thẩm
Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó."

Khi phát hiện tình tiết quan trọng mới trong vụ án tranh chấp đất đai thì có làm căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm không?

Khi phát hiện tình tiết quan trọng mới trong vụ án tranh chấp đất đai thì có làm căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm không? (Hình từ Internet)

Khi phát hiện tình tiết quan trọng mới trong vụ án tranh chấp đất đai thì có làm căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm không?

Theo Điều 352 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm được quy định như sau:

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

- Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;

- Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;

- Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;

- Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.

Theo các quy định nêu trên, khi đương sự phát hiện ra tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, thì đương sự có quyền thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị tại Điều 354 Bộ luật này để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Trong trường hợp này, nguyên đơn đã tìm được chứng thư quyền sử dụng đất, do đó đây có thể xem là chứng cứ làm thay đổi cơ bản nội dung bản án nên nguyên đơn có quyền thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để tiền hành thủ tục tái thẩm.

Ai có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với trường hợp đương sự phát hiện tình tiết quan trọng mới trong vụ án tranh chấp đất đai?

Theo Điều 354 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm như sau:

- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

- Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

- Người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm.

Tranh chấp đất đai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Luật Đất đai 2024: Trình tự hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Các bên trong quan hệ tranh chấp đất đai không hòa giải được thì gửi đơn đến cơ quan nào để hòa giải?
Pháp luật
Các bên tranh chấp đất đai có thể lựa chọn những hình thức hòa giải nào để giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật Đất đai mới nhất?
Pháp luật
Tất cả những người nằm trong Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai bắt buộc phải có bằng Cử nhân luật?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân xã gửi giấy triệu tập để giải quyết vi phạm lấn chiếm đất đai có đúng không? Để hòa giải tranh chấp lấn chiếm đất ở Ủy ban nhân dân xã thực hiện theo thủ tục nào?
Pháp luật
Tranh chấp đất đai hòa giải thành tại UBND xã nhưng một bên đương sự không thực hiện thì có được khởi kiện đến TAND không?
Pháp luật
Trong vụ án dân sự tranh chấp đất đai, người làm chứng vắng mặt thì Tòa án có hoãn phiên tòa hay không?
Pháp luật
Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất không hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã thì có khởi kiện ra Tòa án được không?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân huyện giải quyết tranh chấp đất đai mà một bên không chấp nhận với kết quả đó thì có thể đưa ra tòa án giải quyết lại hay không?
Pháp luật
Tại buổi hòa giải tranh chấp đất đai, nguyên đơn tự ý bỏ về vì không đồng tình với hướng hòa giải thì giải quyết như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tranh chấp đất đai
1,734 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tranh chấp đất đai
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào