Khi phát hiện hành vi khủng bố mạng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thông báo cho ai theo quy định?
- Thông báo cho ai khi phát hiện hành vi khủng bố mạng?
- Lực lượng bảo vệ an ninh mạng có bao gồm tổ chức, cá nhân được huy động tham gia bảo vệ an ninh mạng?
- Khi xảy ra tình huống nguy hiểm về khủng bố mạng thì ai thực hiện việc huy động nhân lực bảo vệ an ninh mạng? Kinh phí bảo vệ an ninh mạng do ai bảo đảm?
Thông báo cho ai khi phát hiện hành vi khủng bố mạng?
Thông báo cho ai khi phát hiện hành vi khủng bố mạng thì căn cứ Điều 20 Luật An ninh mạng 2018 có quy định như sau:
Phòng, chống khủng bố mạng
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm áp dụng biện pháp theo quy định của Luật này, Điều 29 của Luật An toàn thông tin mạng và pháp luật về phòng, chống khủng bố để xử lý khủng bố mạng.
2. Chủ quản hệ thống thông tin thường xuyên rà soát, kiểm tra hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý nhằm loại trừ nguy cơ khủng bố mạng.
3. Khi phát hiện dấu hiệu, hành vi khủng bố mạng, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải kịp thời báo cho lực lượng bảo vệ an ninh mạng. Cơ quan tiếp nhận tin báo có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ tin báo về khủng bố mạng và kịp thời thông báo cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
4. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan triển khai công tác phòng, chống khủng bố mạng, áp dụng biện pháp vô hiệu hóa nguồn khủng bố mạng, xử lý khủng bố mạng, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả xảy ra đối với hệ thống thông tin, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này.
5. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan triển khai công tác phòng, chống khủng bố mạng, áp dụng biện pháp xử lý khủng bố mạng xảy ra đối với hệ thống thông tin quân sự.
6. Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan triển khai công tác phòng, chống khủng bố mạng, áp dụng biện pháp xử lý khủng bố mạng xảy ra đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.
Như vậy, khi phát hiện có dấu hiệu, hành vi khủng bố mạng thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải kịp thời báo cho lực lượng bảo vệ an ninh mạng.
Khi phát hiện hành vi khủng bố mạng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thông báo cho ai theo quy định? (Hình từ Internet)
Lực lượng bảo vệ an ninh mạng có bao gồm tổ chức, cá nhân được huy động tham gia bảo vệ an ninh mạng?
Căn cứ quy định tại Điều 30 Luật An ninh mạng 2018 thì lực lượng bảo vệ an ninh mạng gồm:
(1) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
(2) Lực lượng bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
(3) Tổ chức, cá nhân được huy động tham gia bảo vệ an ninh mạng.
Như vậy, tổ chức, cá nhân được huy động tham gia bảo vệ an ninh mạng cũng được xem là lực lượng bảo vệ an ninh mạng.
Khi xảy ra tình huống nguy hiểm về khủng bố mạng thì ai thực hiện việc huy động nhân lực bảo vệ an ninh mạng? Kinh phí bảo vệ an ninh mạng do ai bảo đảm?
Khi xảy ra tình huống nguy hiểm về khủng bố mạng thì ai thực hiện việc huy động nhân lực bảo vệ an ninh mạng?
Căn cứ quy định tại Điều 31 Luật An ninh mạng 2018 về việc bảo đảm nguồn nhân lực bảo vệ an ninh mạng như sau:
Bảo đảm nguồn nhân lực bảo vệ an ninh mạng
1. Công dân Việt Nam có kiến thức về an ninh mạng, an toàn thông tin mạng, công nghệ thông tin là nguồn lực cơ bản, chủ yếu bảo vệ an ninh mạng.
2. Nhà nước có chương trình, kế hoạch xây dựng, phát triển nguồn nhân lực bảo vệ an ninh mạng.
3. Khi xảy ra tình huống nguy hiểm về an ninh mạng, khủng bố mạng, tấn công mạng, sự cố an ninh mạng hoặc nguy cơ đe dọa an ninh mạng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định huy động nhân lực bảo vệ an ninh mạng.
Thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự, thủ tục huy động nhân lực bảo vệ an ninh mạng được thực hiện theo quy định của Luật An ninh quốc gia, Luật Quốc phòng, Luật Công an nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chiếu theo quy định trên, khi xảy ra tình huống nguy hiểm về khủng bố mạng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định huy động nhân lực bảo vệ an ninh mạng.
Kinh phí bảo vệ an ninh mạng do ai bảo đảm?
Kinh phí bảo vệ an ninh mạng được quy định tại Điều 35 Luật An ninh mạng 2018 như sau:
Kinh phí bảo vệ an ninh mạng
1. Kinh phí bảo vệ an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm. Việc quản lý, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí bảo vệ an ninh mạng cho hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức ngoài quy định tại khoản 1 Điều này do cơ quan, tổ chức tự bảo đảm.
Theo đó, kinh phí bảo vệ an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
Lưu ý:
- Kinh phí bảo vệ an ninh mạng cho hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức ngoài quy định nêu trên do cơ quan, tổ chức tự bảo đảm.
- Việc quản lý, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh có được điều chỉnh khi có sự sự biến động về điều kiện tự nhiên không?
- Doanh nghiệp viễn thông phải được khách hàng cho phép thì mới được tiết lộ thông tin của khách hàng?
- Người có hành động vứt tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại chung cư sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Cá nhân ép buộc người khác uống rượu bia có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Mẫu biên bản họp tổ đảng đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm 2024 thế nào? Tải về Mẫu biên bản họp tổ đảng đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm 2024?