Khi phát hiện giao dịch chứng khoán bất thường trong hoạt động bù trừ thì Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam giải quyết như thế nào?
- Nội dung công tác giám sát giao dịch chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam gồm những nội dung nào?
- Khi phát hiện giao dịch chứng khoán bất thường trong hoạt động bù trừ thì Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam giải quyết như thế nào?
- Các nội dung giám sát về giao dịch chứng khoán trong hoạt động bù trừ có thể điều chỉnh được hay không?
Nội dung công tác giám sát giao dịch chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 17 Thông tư 95/2020/TT-BTC thì Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện công tác giám sát giao dịch chứng khoán theo các nội dung như:
(1) Giám sát thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong triển khai các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến bù trừ và thanh toán chứng khoán theo quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
(2) Giám sát tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ hoặc việc nộp ký quỹ yêu cầu theo từng tài khoản của nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán phái sinh, theo từng thành viên bù trừ đối với thị trường chứng khoán cơ sở.
(3) Giám sát về giới hạn vị thế của nhà đầu tư khi tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh.
Khi phát hiện giao dịch chứng khoán bất thường trong hoạt động bù trừ thì Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam giải quyết như thế nào?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 95/2020/TT-BTC quy định về quyền và nghĩa vụ của Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
1. Giám sát việc thực hiện các nội dung về bù trừ thanh toán, giới hạn vị thế, ký quỹ đối với giao dịch chứng khoán theo quy định.
2. Trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường trong hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch, phát hiện vi phạm quy định về giới hạn vị thế, ký quỹ đối với giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan báo cáo, giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác giám sát, đồng thời báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thông báo cho Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con để phối hợp thực hiện giám sát.
3. Lưu trữ đầy đủ thông tin về hoạt động nghiệp vụ tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, các vi phạm quy định về giới hạn vị thế, ký quỹ và chia sẻ các thông tin liên quan đến giao dịch chứng khoán để Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con triển khai công tác giám sát giao dịch.
4. Phối hợp với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con bảo đảm hoạt động giao dịch, hoạt động giám sát giao dịch thị trường, hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán an toàn, hiệu quả theo quy định.
5. Phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kiểm tra định kỳ hoặc bất thường đối với các đối tượng thuộc phạm vi giám sát của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
6. Xử lý theo thẩm quyền các trường hợp vi phạm, báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử lý theo quy định của pháp luật trong trường hợp vượt quá thẩm quyền.
7. Lập và gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo giám sát định kỳ, báo cáo giám sát bất thường, báo cáo giám sát theo yêu cầu theo quy định tại Điều 20, Điều 21 và Điều 22 của Thông tư này.
Theo đó, khi phát hiện giao dịch chứng khoán có dấu hiệu bất thường trong hoạt động bù trừ, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam sẽ yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan báo cáo, giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác giám sát.
Đồng thời, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cũng sẽ báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thông báo cho Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con để phối hợp thực hiện giám sát.
Khi phát hiện giao dịch chứng khoán bất thường trong hoạt động bù trừ thì Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam giải quyết như thế nào? (Hình từ Internet)
Các nội dung giám sát về giao dịch chứng khoán trong hoạt động bù trừ có thể điều chỉnh được hay không?
Căn cứ Điều 18 Thông tư 95/2020/TT-BTC quy định về phương thức giám sát tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam như sau:
Phương thức giám sát tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xây dựng và ban hành quy định về giới hạn vị thế, thực hiện giám sát giới hạn vị thế đối với từng tài khoản nhà đầu tư, quy định các ngưỡng giám sát tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ hoặc thời gian, phương thức nộp ký quỹ yêu cầu và thực hiện giám sát theo từng tài khoản của nhà đầu tư tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh; quy định thời gian, phương thức nộp ký quỹ yêu cầu và giám sát theo thành viên bù trừ đối với thị trường chứng khoán cơ sở tại quy chế hoạt động nghiệp vụ sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
2. Nội dung và các ngưỡng giám sát phải được quy định và điều chỉnh trong từng thời kỳ cho phù hợp với tình hình giao dịch trên thị trường chứng khoán và đảm bảo công tác giám sát tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có hiệu quả.
...
Như vậy, nội dung và các ngưỡng giám sát về giao dịch chứng khoán trong hoạt động bù trừ có thể được điều chỉnh để cho phù hợp với từng thời kỳ trên thị trường chứng khoán nhưng phải đảm bảo công tác giám sát tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có hiệu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?