Khi nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ được cấp tờ rời sổ bảo hiểm xã hội hằng năm có đúng không?
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm đúng không?
Căn cứ theo điểm 1.1 khoản 1 Điều 31 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là Quy trình) ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Quyết định 490/QĐ-BHXH năm 2023 (Có hiệu lực kể từ ngày 01/04/2023) quy định như sau:
Người tham gia
Người lao động có trách nhiệm cung cấp thông tin, kê khai đầy đủ hồ sơ, nộp cho đơn vị quản lý hoặc cơ quan BHXH theo quy định của pháp luật làm căn cứ xác định đối tượng tham gia, số tiền đóng BHXH, BHTN, BHYT, BHTNTĐ, BNN, cụ thể:
1. Người tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: kê khai Mẫu TK1-TS (đối với người tham gia lần đầu hoặc có mã số BHXH nhưng chưa đủ thông tin), nộp cho đơn vị quản lý.
...
Như vậy, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc chứ không phải nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trước đây, căn cứ theo tiết a điểm 1.1 khoản 1 Điều 31 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là Quy trình) ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:
Người tham gia
1. Người tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
1.1. Kê khai và nộp hồ sơ
a) Người tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN kê khai hồ sơ theo quy định tại Điều 23 và nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc.
b) Người đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng tại Tiết a, c và d Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4 kê khai hồ sơ và nộp như sau:
- Trường hợp đóng qua đơn vị đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Kê khai hồ sơ theo quy định tại Tiết b Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 23 nộp cho đơn vị.
- Trường hợp đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài: Kê khai hồ sơ theo quy định tại Tiết b Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 23 nộp cho cơ quan BHXH.
- Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký HĐLĐ mới ngay tại nước tiếp nhận lao động truy nộp sau khi về nước: Kê khai hồ sơ theo quy định tại Tiết b Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 23 nộp cho đơn vị hoặc nộp cho cơ quan BHXH.
...
Sổ bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Khi nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ được cấp tờ rời sổ bảo hiểm xã hội hằng năm có đúng không?
Căn cứ theo điểm 1.3 khoản 1 Điều 31 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bởi khoản 35 và khoản 92 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định như sau:
Người tham gia
1. Người tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
...
1.3. Nhận kết quả:
a) Sổ BHXH, thẻ BHYT.
b) Thông báo, xác nhận thời gian đóng BHXH hằng năm.
...
Như vậy, khi nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ được cấp sổ bảo hiểm xã hội và thông báo, xác nhận thời gian đóng BHXH hằng năm.
Trước khi được sửa đổi bổ sung thì nội dung ở tiết c điểm 1.3 khoản 1 Điều 31 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định kết quả sau khi nhận hồ sơ là tờ rời sổ bảo hiểm xã hội (hằng năm).
Hiện tại nội dung này được sửa đổi thành Thông báo, xác nhận thời gian đóng BHXH hằng năm.
Trên thực tế thì nội dung này là như nhau chỉ thay đổi cách gọi trong quy định pháp luật.
Tải về mẫu sổ bảo hiểm xã hội mới nhất 2023: Tại Đây
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì bao nhiêu tháng đóng tiền một lần?
Căn cứ theo điểm 1.2 khoản 1 Điều 31 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:
Người tham gia
1. Người tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
...
1.2. Đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
a) Hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng theo phương thức đóng của đơn vị, đơn vị trích từ tiền lương của người lao động theo mức quy định để chuyển đóng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH.
b) Người đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng đóng thông qua đơn vị, kể cả người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký HĐLĐ mới ngay tại nước tiếp nhận lao động truy đóng sau khi về nước: nộp tiền cho cơ quan BHXH hoặc đơn vị nơi nhận hồ sơ truy nộp.
c) Người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ 15 năm (kể cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH), nếu còn thiếu tối đa 06 tháng mà bị chết, nếu có thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ tuất hằng tháng theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì thân nhân người lao động lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS), kèm theo sổ BHXH của người lao động, để đóng tiền vào quỹ hưu trí và tử tuất tại BHXH huyện nơi cư trú với mức đóng hằng tháng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH trước khi chết cho số tháng còn thiếu để được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
...
Như vậy, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì có thể đóng tiền hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng theo phương thức đóng của đơn vị, đơn vị trích từ tiền lương của người lao động theo mức quy định để chuyển đóng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan bảo hiêm xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công văn 316-CV/ĐĐTLĐ sắp xếp tổ chức bộ máy liên đoàn lao động tỉnh, thành phố ra sao? Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là ngày nào?
- Mẫu 2b Bản kiểm điểm đảng viên dành cho cán bộ khi nào nộp? Xếp loại đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25 gồm bao nhiêu mức?
- Tổng hợp Luật và văn bản hướng dẫn về Đấu thầu qua mạng mới nhất? Lộ trình đấu thầu qua mạng như thế nào?
- Mẫu tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở theo Nghị định 154/2024 thế nào?
- Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh qua 11 kỳ Đại hội trên Internet Tuần 1 như thế nào?