Khi nhận tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế thì văn thư có phải vào sổ tài liệu mật đến không?
- Khi nhận tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế thì văn thư có phải vào sổ tài liệu mật đến không?
- Nếu phát hiện tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế gửi đến có dấu hiệu bị bóc thì người nhận tài liệu phải làm gì?
- Khi nhận tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế nơi nhận có phải hoàn ngay phiếu gửi cho nơi đã gửi tài liệu không?
- Việc thu hồi tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế được quy định thế nào?
- Việc lưu trữ tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế được quy định ra sao?
Khi nhận tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế thì văn thư có phải vào sổ tài liệu mật đến không?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 06/2015/TT-BYT quy định như sau:
Nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước đến
1. Khi nhận tài liệu mật, văn thư phải vào sổ "Tài liệu mật đến" để theo dõi và chuyển đến người có trách nhiệm giải quyết.
2. Nếu tài liệu mật đến mà bì trong có dấu "chỉ người có tên mới được bóc bì", văn thư vào sổ theo số ký hiệu ghi ngoài bì và chuyển ngay đến người có tên trên bì. Nếu người có tên ghi trên bì đi vắng thì chuyển đến người có trách nhiệm giải quyết, văn thư không được bóc bì.
...
Như vậy, khi nhận tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế thì văn thư có phải vào sổ tài liệu mật đến để theo dõi và chuyển đến người có trách nhiệm giải quyết.
Tài liệu mật (Hình từ Internet)
Nếu phát hiện tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế gửi đến có dấu hiệu bị bóc thì người nhận tài liệu phải làm gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Thông tư 06/2015/TT-BYT quy định như sau:
Nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước đến
...
3. Trường hợp tài liệu mật được gửi đến mà không thực hiện đúng thủ tục bảo mật thì chuyển đến người có trách nhiệm giải quyết, đồng thời báo lại nơi gửi để rút kinh nghiệm. Nếu phát hiện tài liệu mật gửi đến có dấu hiệu bị bóc, mở bì hoặc tài liệu bị trao đổi, mất, hư hỏng, thì người nhận phải báo ngay với thủ trưởng cơ quan, đơn vị để có biện pháp xử lý kịp thời.
...
Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc nếu phát hiện tài liệu mật mang bí mật nhà nước gửi đến có dấu hiệu bị bóc thì người nhận phải báo ngay với thủ trưởng cơ quan, đơn vị để có biện pháp xử lý kịp thời.
Khi nhận tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế nơi nhận có phải hoàn ngay phiếu gửi cho nơi đã gửi tài liệu không?
Theo khoản 4 Điều 7 Thông tư 06/2015/TT-BYT quy định như sau:
Nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước đến
...
4. Khi nhận tài liệu mật, nơi nhận phải hoàn ngay phiếu gửi cho nơi đã gửi tài liệu. Nơi gửi và nơi nhận tài liệu mật phải tổ chức kiểm tra, đối chiếu thường xuyên nhằm phát hiện những sai sót, mất mát để kịp thời xử lý.
Theo đó, khi nhận tài liệu mật trong ngành Y tế nơi nhận phải hoàn ngay phiếu gửi cho nơi đã gửi tài liệu. Nơi gửi và nơi nhận tài liệu mật phải tổ chức kiểm tra, đối chiếu thường xuyên nhằm phát hiện những sai sót, mất mát để kịp thời xử lý.
Việc thu hồi tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 06/2015/TT-BYT quy định như sau:
Thu hồi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
Văn thư phải theo dõi, thu hồi hoặc trả lại nơi gửi đúng kỳ hạn tài liệu, vật mang bí mật nhà nước có đóng dấu thu hồi, khi nhận cũng như khi trả đều phải kiểm tra, đối chiếu và xóa sổ để bảo đảm tài liệu không bị thất lạc.
Như vậy, văn thư phải theo dõi, thu hồi hoặc trả lại nơi gửi đúng kỳ hạn tài liệu mật trong ngành Y tế có đóng dấu thu hồi, khi nhận cũng như khi trả đều phải kiểm tra, đối chiếu và xóa sổ để bảo đảm tài liệu không bị thất lạc.
Việc lưu trữ tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 06/2015/TT-BYT quy định về việc lưu trữ tài liệu mật như sau:
Lưu trữ tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
Tài liệu "tuyệt mật", "tối mật", "mật" phải được bảo quản, lưu trữ nghiêm ngặt, tổ chức lưu trữ riêng tại nơi có đủ điều kiện, phương tiện bảo quản, bảo đảm an toàn. Nơi cất giữ các loại tài liệu mật do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định.
Như vậy, tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế phải được bảo quản, lưu trữ nghiêm ngặt, tổ chức lưu trữ riêng tại nơi có đủ điều kiện, phương tiện bảo quản, bảo đảm an toàn. Nơi cất giữ các loại tài liệu mật do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?