Khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Chánh án Tòa án nhân dân phân công Thẩm phán giải quyết đơn như thế nào?
Chủ nợ khi yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần thì có phải tạm ứng chi phí phá sản không?
Căn Điều 19 Luật Phá sản 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 18 của Luật này.
2. Đề xuất với Tòa án nhân dân tên Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi mở thủ tục phá sản.
3. Nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
4. Việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải trung thực.
Theo đó, khi chủ nợ nộp đơn yêu cầu tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần thì chủ nợ có nghĩa vụ Nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản cho Tòa án, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần thì chủ nợ có cần kèm theo chứng cứ chứng minh khoản nợ không?
Căn cứ Điều 26 Luật Phá sản 2014 quy định về đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ như sau:
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ
1. Khi yêu cầu Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản, chủ nợ quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này phải làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
c) Tên, địa chỉ của người làm đơn;
d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;
đ) Khoản nợ đến hạn.
Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn.
3. Trường hợp có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Bên cạnh đó, tại Điều 30 Luật Phá sản 2014 quy định về việc đơn mở thủ tục phá sản như sau:
Phương thức nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Người có yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng một trong các phương thức sau:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân;
b) Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện.
2. Ngày nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
Từ quy định trên thì trong đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì chủ nợ cần nêu rõ khoản nợ đã đến hạn của mình nhưng công ty cổ phần không thể chi trả và kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn.
Bên cạnh đó, khi nộp đơn thì chủ nợ cần bảo đảm nội dung đơn đủ các thông tin về:
- Ngày, tháng, năm;
- Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
- Tên, địa chỉ của người làm đơn;
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Ngoài ra, nếu chủ nợ có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Tải về mẫu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mới nhất 2023: Tại Đây
Khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Chánh án Tòa án nhân dân phân công Thẩm phán giải quyết đơn như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Chánh án Tòa án nhân dân phân công Thẩm phán giải quyết đơn như thế nào?
Căn cứ Điều 31 Luật Phá sản 2014 quy định về phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu như sau:
Phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án Tòa án nhân dân phân công một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán gồm 03 Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về quy chế làm việc của Tổ Thẩm phán quy định tại khoản 1 Điều này.
Bên cạnh đó, tại Điều 2 Thông tư 01/2015/TT-CA quy định về thành lập Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:
Thành lập Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
...
2. Trong thời hạn giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, thẩm quyền thành lập Tổ Thẩm phán được xác định như sau:
a) Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện căn cứ vào tính chất của vụ việc phá sản thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật phá sản quyết định thành lập Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
b) Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tính chất của vụ việc phá sản thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 8 của Luật phá sản quyết định thành lập Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải thành lập Tổ Thẩm phán giải quyết đơn khi thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 của Luật phá sản.
3. Chánh án hoặc Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm của Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ việc phá sản phải ban hành quyết định thành lập Tổ Thẩm phán gồm 03 Thẩm phán và giao cho một Thẩm phán làm Tổ trưởng.
...
Từ quy định trên thì Chánh án Tòa án nhân dân sẽ căn cứ vào tính chất vụ việc mà sẽ phân công thẩm phán hoặc thành lập Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ.
Chánh án hoặc Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm của Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ việc phá sản phải ban hành quyết định thành lập Tổ Thẩm phán gồm 03 Thẩm phán và giao cho một Thẩm phán làm Tổ trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?