Khi nhận đủ hồ sơ đề nghị công nhận 'kho hàng không kéo dài' thì Tổng cục hải quan phối hợp với những cơ quan nào thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho?
- Khi nhận đủ hồ sơ đề nghị công nhận kho hàng không kéo dài thì Tổng cục hải quan phối hợp với những cơ quan nào thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho?
- Trước khi kết thúc thời gian tạm dừng hoạt động kho hàng không kéo dài thì doanh nghiệp có cần phải báo cáo về việc hoạt động trở lại hoặc chấm dứt hoạt động không?
- Sau khi có quyết định thành lập 7 tháng nhưng doanh nghiệp không đưa kho hàng không kéo dài vào hoạt động kho hàng có bị chấm dứt hoạt động?
Khi nhận đủ hồ sơ đề nghị công nhận kho hàng không kéo dài thì Tổng cục hải quan phối hợp với những cơ quan nào thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho?
Khi nhận đủ hồ sơ đề nghị công nhận kho hàng không kéo dài thì Tổng cục hải quan phối hợp với những cơ quan thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho được quy định tại Điều 27 Nghị định 68/2016/NĐ-CP như sau:
Trình tự công nhận kho hàng không kéo dài
1. Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị công nhận trực tiếp, gửi qua bưu điện hoặc hệ thống tiếp nhận thông tin điện tử của cơ quan hải quan đến Tổng cục Hải quan.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho. Kết thúc kiểm tra, cơ quan hải quan và doanh nghiệp ký biên bản ghi nhận nội dung kiểm tra.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho, căn cứ ý kiến của Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định công nhận kho hàng không kéo dài hoặc có văn bản trả lời doanh nghiệp nếu chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì khi nhận đủ hồ sơ đề nghị công nhận kho hàng không kéo dài thì Tổng cục hải quan phối hợp với những cơ quan sau đây thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho:
- Bộ Giao thông vận tải;
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Khi nhận đủ hồ sơ đề nghị công nhận kho hàng không kéo dài thì Tổng cục hải quan phối hợp với những cơ quan nào thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho? (Hình từ internet)
Trước khi kết thúc thời gian tạm dừng hoạt động kho hàng không kéo dài thì doanh nghiệp có cần phải báo cáo về việc hoạt động trở lại hoặc chấm dứt hoạt động không?
Trước khi kết thúc thời gian tạm dừng hoạt động kho hàng không kéo dài thì doanh nghiệp có cần phải báo cáo về việc hoạt động trở lại hoặc chấm dứt hoạt động được quy định tại Điều 29 Nghị định 68/2016/NĐ-CP như sau:
Tạm dừng hoạt động kho hàng không kéo dài
1. Tạm dừng hoạt động kho hàng không kéo dài khi doanh nghiệp có văn bản đề nghị tạm dừng hoạt động. Thời gian tạm dừng hoạt động không quá 06 tháng.
2. Cục Hải quan tỉnh, thành phố ra thông báo tạm dừng hoạt động kho hàng không kéo dài.
3. Trình tự tạm dừng hoạt động:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc từ khi nhận được văn bản đề nghị tạm dừng hoạt động kho hàng không kéo dài của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra, xác nhận lượng hàng tồn tại kho và ra thông báo tạm dừng hoạt động kho hàng không kéo dài.
4. Trong thời gian tạm dừng hoạt động, cơ quan hải quan không làm thủ tục hải quan đối với hàng đưa vào kho; giám sát và xử lý lượng hàng tồn tại kho theo quy định của pháp luật.
5. Trước khi hết thời gian tạm dừng hoạt động ít nhất 05 ngày làm việc, doanh nghiệp có văn bản báo cáo về việc hoạt động trở lại hoặc chấm dứt hoạt động kho hàng không kéo dài.
6. Trong thời gian tạm dừng hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này, nếu doanh nghiệp có nhu cầu hoạt động trở lại thì thông báo bằng văn bản cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trước khi kết thúc thời gian tạm dừng hoạt động kho hàng không kéo dài thì doanh nghiêp cần có văn bản báo cáo về việc hoạt động trở lại hoặc chấm dứt hoạt động.
Sau khi có quyết định thành lập 7 tháng nhưng doanh nghiệp không đưa kho hàng không kéo dài vào hoạt động kho hàng có bị chấm dứt hoạt động?
Sau khi có quyết định thành lập 7 tháng nhưng doanh nghiệp không đưa kho hàng không kéo dài vào hoạt động thì sẽ bị xử lý được quy định tại Điều 30 Nghị định 68/2016/NĐ-CP như sau:
Chấm dứt hoạt động kho hàng không kéo dài
1. Các trường hợp chấm dứt hoạt động kho hàng không kéo dài:
a) Doanh nghiệp không duy trì các điều kiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định này, hoặc chấm dứt hoạt động của chủ kho cũ trong trường hợp chuyển quyền sở hữu kho hàng không kéo dài;
b) Doanh nghiệp có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động gửi Tổng cục Hải quan;
c) Quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có quyết định thành lập nhưng doanh nghiệp không đưa kho hàng không kéo dài vào hoạt động;
d) Quá thời hạn tạm dừng hoạt động nhưng doanh nghiệp không có văn bản thông báo hoạt động trở lại;
đ) Trong 12 tháng doanh nghiệp 03 lần vi phạm hành chính về hải quan liên quan đến hoạt động của kho hàng không kéo dài và bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì sau khi có quyết định thành lập 7 tháng nhưng doanh nghiệp không đưa kho hàng không kéo dài vào hoạt động thì kho hàng không kéo dài sẽ bị chấm dứt hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?