Khi nhà đầu tư không có tiền để chi trả cho nhà thầu, nhà thầu có quyền thu hồi lại tất cả các nguyên vật liệu dùng để xây dựng công trình đó hay không?
Hợp đồng xây dựng, bên giao thầu, bên nhận thầu được quy định về khái niệm như thế nào?
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP như sau:
"1. Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
2. Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính.
3. Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu."
Như vậy, đối với hoạt động thi công xây dựng công trình, các bên có thể ký kết hợp đồng xây dựng để thỏa thuận về các điều khoản thực hiện việc xây dựng, trong đó bên giao thầu là chủ đầu tư, bên nhận thầu là nhà thầu.
Khi nhà đầu tư không có tiền để chi trả cho nhà thầu, nhà thầu có quyền thu hồi lại tất cả các nguyên vật liệu dùng để xây dựng công trình đó hay không?
Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu là gì?
Căn cứ tại Điều 27 Nghị định 37/2015/NĐ-CP về phạm vi quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu như sau:
- Quyền của bên giao thầu thi công xây dựng:
+ Tạm dừng thi công xây dựng công trình và yêu cầu khắc phục hậu quả khi bên nhận thầu vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ;
+ Kiểm tra chất lượng thực hiện công việc, cơ sở gia công chế tạo của bên nhận thầu nhưng không được làm cản trở hoạt động bình thường của bên nhận thầu;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Nghĩa vụ của bên giao thầu thi công xây dựng:
+ Trường hợp bên giao thầu là chủ đầu tư thì phải xin giấy phép xây dựng theo quy định.
+ Bàn giao toàn bộ hoặc từng phần mặt bằng xây dựng cho bên nhận thầu quản lý, sử dụng phù hợp với tiến độ và các thỏa thuận của hợp đồng.
+ Cử và thông báo bằng văn bản cho bên nhận thầu về nhân lực chính tham gia quản lý thực hiện hợp đồng.
+ Cung cấp kịp thời hồ sơ thiết kế và các tài liệu, phương tiện, máy và thiết bị có liên quan, vật tư theo thỏa thuận trong hợp đồng (nếu có) và quy định của pháp luật có liên quan.
+ Thanh toán cho bên nhận thầu theo đúng tiến độ thanh toán trong hợp đồng.
+ Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình.
+ Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ của bên nhận thầu.
+ Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng đúng thời hạn theo quy định.
+ Trường hợp thuê các tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ tư vấn thì phải quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của nhà tư vấn trong việc quản lý thực hiện hợp đồng và thông báo cho bên nhận thầu biết.
+ Xem xét và chấp thuận kịp thời bằng văn bản các đề xuất liên quan đến thiết kế, thi công của bên nhận thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình.
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Khi nhà đầu tư không có tiền để chi trả cho nhà thầu, nhà thầu có quyền thu hồi lại tất cả các nguyên vật liệu dùng để xây dựng công trình đó hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 37/2015/NĐ-CP về phạm vi quyền của bên nhận thầu được ghi nhận như sau:
- Quyền của bên nhận thầu thi công xây dựng:
+ Được quyền đề xuất với bên giao thầu về khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng; từ chối thực hiện những công việc ngoài phạm vi của hợp đồng khi chưa được hai bên thống nhất và những yêu cầu trái pháp luật của bên giao thầu.
+ Được thay đổi các biện pháp thi công sau khi được bên giao thầu chấp thuận nhằm đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả công trình trên cơ sở giá hợp đồng đã ký kết.
+ Được quyền yêu cầu bên giao thầu thanh toán các khoản lãi vay do chậm thanh toán theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng; được quyền đòi bồi thường thiệt hại khi bên giao thầu chậm bàn giao mặt bằng và các thiệt hại khác do lỗi của bên giao thầu gây ra.
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó, do hiện nay quy định pháp luật hiện hành không ghi nhận về trường hợp bên nhận thầu có quyền thu hồi vật liệu dùng để xây dựng công trình đã thỏa thuận. Pháp luật chỉ quy định cho phép bên nhận thầu được quyền yêu cầu bên giao thầu thanh toán từng lần theo hợp đồng hai bên ký kết, thanh toán các khoản lãi vay do chậm thanh toán theo đúng thỏa thuận hợp đồng.
Tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 37/2015/NĐ-CP ghi nhận về nghĩa vụ của bên giao thầu, trong đó bao gồm: thanh toán cho bên nhận thầu theo đúng tiến độ thanh toán trong hợp đồng, nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng đúng thời hạn theo quy định.
Trong trường hợp, bên giao thầu (chủ đầu tư) không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì hai bên cần thương lượng giải quyết trên cơ sở nội dung hợp đồng đã ký kết. Trường hợp hai bên không đạt được thỏa thuận, việc giải quyết tranh chấp được thực hiện thông qua hòa giải, Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề nhà đầu tư không có đủ kinh phí chi trả cho nhà thầu mà bạn quan tâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu EPC áp dụng đối với dự án nào? Quy trình thực hiện gói thầu EPC như thế nào theo quy định?
- Hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi khai thác thủy sản vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản mới nhất 2024?
- Mẫu Văn bản đề nghị cấp chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ cho thiết bị, dịch vụ, phần mềm từ ngày 15/8/2024 như thế nào?
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì? Đối tượng lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho có bao gồm hàng hóa kho bảo thuế không?
- Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Huấn luyện viên cao cấp hạng 1 mới nhất 2024 ra sao?