Khi nào Tòa án trả lại đơn kháng cáo vụ án dân sự? Mẫu thông báo trả lại đơn kháng cáo vụ án dân sự mới nhất hiện nay?
Khi nào Tòa án trả lại đơn kháng cáo vụ án dân sự?
Tòa án trả lại đơn kháng cáo vụ án dân sự được quy định tại Điều 274 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Kiểm tra đơn kháng cáo
1. Sau khi nhận được đơn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo quy định tại Điều 272 của Bộ luật này.
2. Trường hợp đơn kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày rõ lý do và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.
3. Trường hợp đơn kháng cáo chưa đúng quy định tại Điều 272 của Bộ luật này thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo làm lại hoặc sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo.
4. Tòa án trả lại đơn kháng cáo trong các trường hợp sau đây:
a) Người kháng cáo không có quyền kháng cáo;
b) Người kháng cáo không làm lại đơn kháng cáo hoặc không sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo theo yêu cầu của Tòa án quy định tại khoản 3 Điều này.
c) Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 276 của Bộ luật này.
Như vậy, theo quy định thì Tòa án trả lại đơn kháng cáo vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
- Người kháng cáo không có quyền kháng cáo;
- Người kháng cáo không làm lại đơn kháng cáo hoặc không sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo theo yêu cầu của Tòa án.
- Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 276 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 276 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm và nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
Hết thời hạn này mà người kháng cáo không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm thì được coi là từ bỏ việc kháng cáo, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
- Trường hợp sau khi hết thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo mới nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm mà không nêu rõ lý do thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án phải có văn bản trình bày lý do chậm nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm để đưa vào hồ sơ vụ án.
Trường hợp này được xử lý theo thủ tục xem xét kháng cáo quá hạn.
Khi nào Tòa án trả lại đơn kháng cáo vụ án dân sự? Mẫu thông báo trả lại đơn kháng cáo vụ án dân sự mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Mẫu thông báo trả lại đơn kháng cáo vụ án dân sự mới nhất hiện nay?
Mẫu thông báo trả lại đơn kháng cáo vụ án dân sự mới nhất hiện nay được quy định là Mẫu số 58-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/ 2017/NQ-HĐTP.
Theo đó, mẫu thông báo trả lại đơn kháng cáo vụ án dân sự có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu thông báo trả lại đơn kháng cáo vụ án dân sự
Cách viết mẫu thông báo trả lại đơn kháng cáo vụ án dân sự?
Căn cứ Nghị quyết 01/ 2017/NQ-HĐTP, mẫu thông báo trả lại đơn kháng cáo vụ án dân sự được hướng dẫn viết như sau:
(1) Ghi tên Tòa án ra thông báo trả lại đơn kháng cáo. Nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên).
(2) và (3) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ của cá nhân đó. Nếu người kháng cáo là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ghi như đơn kháng cáo).
Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Anh Trần Văn B).
(4) và (7) Nếu người kháng cáo là cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị như hướng dẫn tại điểm (2) mà không phải ghi họ tên (ví dụ: của Ông; của Bà); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó như hướng dẫn tại điểm (2).
(5) Ô thứ nhất ghi số bản án, ô thứ hai ghi năm ra bản án, ô thứ ba ghi ký hiệu loại bản án (ví dụ: Nếu là bản án giải quyết tranh chấp về dân sự năm 2017 có số 100 thì ghi: “Số:100/2017/DS-ST”; nếu là bản án giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình năm 2017 có số 108 thì ghi: “Số:108/2017/HNGĐ-ST”; nếu là bản án giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại năm 2017 có số 110 thì ghi: “Số:110/2017/KDTM-ST”; nếu là bản án giải quyết tranh chấp về lao động năm 2017 có số 115 thì ghi: “Số:115/2017/LĐ-ST”).
(6) Người kháng cáo không có quyền kháng cáo; người kháng cáo không làm lại đơn kháng cáo hoặc không sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo theo yêu cầu của Tòa án quy định tại khoản 3 Điều 274; trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 276 của Bộ luật tố tụng dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?
- Mẫu Phiếu đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn?
- Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho ai? Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân sẽ do cơ quan nào cấp?