Khi nào thì thủ kho vật chứng cần phối hợp với chấp hành viên thi hành án? Thủ kho vật chứng chuyên trách khác gì so với thủ kho vật chứng kiêm nhiệm?
Thủ kho vật chứng chuyên trách khác gì so với thủ kho vật chứng kiêm nhiệm?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 01/2017/TT-BTP quy định về thủ kho vật chứng chuyên trách và thủ kho vật chứng kiêm nhiệm như sau:
Thủ kho vật chứng
1. Căn cứ vào biên chế được giao, quy mô kho, tình hình, số lượng vật chứng, tài sản tạm giữ thường xuyên phải lưu giữ trong kho vật chứng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự bố trí Thủ kho vật chứng.
Căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự bố trí thủ kho vật chứng chuyên trách hoặc thủ kho vật chứng kiêm nhiệm. Thủ kho vật chứng chuyên trách, được tuyển dụng đúng vị trí việc làm, được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ. Thủ kho vật chứng kiêm nhiệm phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ.
...
Theo quy định trên thì thủ kho vật chứng chuyên trách là người được tuyển dụng đúng vị trí việc làm, được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ.
Đối với người được bố trí vị trí thủ kho vật chứng kiêm nhiệm thì cần phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ.
Thủ kho vật chứng sẽ do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự bố trí căn cứ vào điều kiện thực tế như biên chế được giao, quy mô kho, tình hình, số lượng vật chứng, tài sản tạm giữ thường xuyên phải lưu giữ trong kho vật chứng.
Thủ kho vật chứng của cơ quan thi hành án dân sự cần phối hợp với chấp hành viên thực hiện những nhiệm vụ gì? (Hình từ internet)
Thủ kho vật chứng của cơ quan thi hành án dân sự cần phối hợp với chấp hành viên thực hiện những nhiệm vụ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 01/2017/TT-BTP quy định về trách nhiệm của thủ kho vật chứng như sau:
Thủ kho vật chứng
...
2. Thủ kho vật chứng có trách nhiệm:
a) Thực hiện việc xuất, nhập kho và bảo quản vật chứng tài sản tạm giữ theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
b) Lập giấy đề nghị nhập kho, xuất kho; lệnh nhập kho, xuất kho; biên bản giao nhận vật chứng, tài sản tạm giữ khi cơ quan có thẩm quyền chuyển giao hoặc cần trích xuất để phục vụ cho hoạt động tố tụng để Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy quyền xem xét, quyết định việc nhập kho, xuất kho;
c) Phối hợp với Chấp hành viên, kế toán kiểm tra các thủ tục, giấy tờ cần thiết khác của người giao, gồm các thông tin: chủng loại, số lượng, trọng lượng, đặc điểm của vật chứng, tài sản tạm giữ cần nhập kho; lý do, thời gian nhập kho; họ và tên, chức vụ của người giao; chữ ký của Thủ trưởng và đóng dấu cơ quan thụ lý vụ việc; giấy tờ tùy thân của người giao vật chứng, tài sản tạm giữ;
d) Tiếp nhận, xác định tình trạng, đặc điểm vật chứng, tài sản tạm giữ, tình trạng niêm phong (nếu có) khi tiếp nhận và nhập kho vật chứng theo quy định. Việc kiểm tra hiện trạng vật chứng, tài sản tạm giữ phải đối chiếu với biên bản thu giữ ban đầu;
đ) Xuất kho vật chứng, tài sản tạm giữ để xử lý theo quy định của pháp luật bảo đảm đúng danh sách do Chấp hành viên lập và lệnh xuất kho của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy quyền;
e) Thực hiện việc dán nhãn vật chứng, tài sản tạm giữ; ghi rõ tên của vụ việc; cơ quan, đơn vị, cá nhân chuyển giao vật chứng, tài sản tạm giữ; sắp xếp, bố trí vị trí bảo quản riêng biệt, tránh nhầm lẫn;
g) Lập thẻ kho đối với từng vật chứng, tài sản tạm giữ; ghi chép, cập nhật đầy đủ tình hình vào sổ kho theo dõi vật chứng, tài sản tạm giữ;
h) Báo cáo kịp thời cho Thủ trưởng cơ quan khi phát hiện vật chứng, tài sản tạm giữ bị mất, hư hỏng, thiếu hụt, thay đổi hiện trạng niêm phong và thực hiện các công việc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
i) Phối hợp với Chấp hành viên, kế toán thực hiện việc kiểm kê vật chứng, tài sản tạm giữ; kiểm tra bảo đảm sự an toàn, chắc chắn của các kệ, giá, trang thiết bị dùng để cất giữ, bảo quản vật chứng, tài sản tạm giữ, tránh trường hợp gãy, đổ, mất an toàn.
Như vậy, thủ kho vật chứng của cơ quan thi hành án dân sự cần phối hợp với chấp hành viên thực hiện một số nhiệm vụ như:
(1) Kiểm tra các thủ tục, giấy tờ cần thiết khác của người giao, gồm các thông tin:
- Chủng loại, số lượng, trọng lượng, đặc điểm của vật chứng, tài sản tạm giữ cần nhập kho;
- Lý do, thời gian nhập kho;
- Họ và tên, chức vụ của người giao;
- Chữ ký của Thủ trưởng và đóng dấu cơ quan thụ lý vụ việc;
- Giấy tờ tùy thân của người giao vật chứng, tài sản tạm giữ.
(2) Kiểm kê vật chứng, tài sản tạm giữ; kiểm tra bảo đảm sự an toàn, chắc chắn của các kệ, giá, trang thiết bị dùng để cất giữ, bảo quản vật chứng, tài sản tạm giữ, tránh trường hợp gãy, đổ, mất an toàn.
Thủ kho vật chứng tiến hành việc đối chiếu, kiểm kê vật chứng , tài sản bị tạm giữ định kỳ như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 01/2017/TT-BTP quy định về trách nhiệm của kế toán nghiệp vụ thi hành án trong tiếp nhận, bảo quản và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ như sau:
Trách nhiệm của kế toán nghiệp vụ thi hành án trong tiếp nhận, bảo quản và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ
1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu; kiểm tra giám sát tình hình quản lý vật chứng, tài sản tạm giữ theo quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn về kế toán nghiệp vụ thi hành án.
2. Lập các chứng từ về việc giao nhận, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ.
3. Định kỳ hàng tháng, quý, năm phối hợp với Thủ kho vật chứng tiến hành việc đối chiếu, kiểm kê, đánh giá tình hình, kết quả bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ.
Theo đó, định kỳ hàng tháng, quý, năm thủ kho vật chứng cần phối hợp với kế toán nghiệp vụ thi hành án để thực hiện kiểm kê vật chứng, tài sản tạm giữ trong có trong kho.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?