Khi nào thì miễn nhiệm sĩ quan dự bị? Thẩm quyền miễn nhiệm sĩ quan dự bị được quy định như thế nào?
Khi nào thì miễn nhiệm sĩ quan dự bị?
Căn cứ vào Điều 19 Nghị định 78/2020/NĐ-CP về miễn nhiệm sĩ quan dự bị như sau:
Miễn nhiệm chức vụ sĩ quan dự bị:
+ Khi có quyết định thay đổi tổ chức, biên chế hoặc giải thể đơn vị dự bị động viên của cấp có thẩm quyền, không còn nhu cầu biên chế chức vụ của sĩ quan dự bị đang đảm nhiệm.
+ Sĩ quan dự bị được cấp có thẩm quyền quyết định sắp xếp, bổ nhiệm trong các đơn vị dự bị động viên hoặc được bầu giữ các chức vụ trong hệ thống chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc diện miễn gọi nhập ngũ thời chiến.
+ Sĩ quan dự bị có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn hoặc sức khỏe giảm sút từ loại 4 trở lên, không đủ tiêu chuẩn, điều kiện đảm nhiệm chức vụ hiện tại.
+ Sĩ quan dự bị được cấp có thẩm quyền quyết định giải ngạch thì đương nhiên miễn nhiệm chức vụ.
+ Sĩ quan dự bị được bổ nhiệm chức vụ trong đơn vị dự bị động viên, khi ra nước ngoài học tập, lao động, làm việc thời gian từ một năm trở lên hoặc thường xuyên vắng mặt tại nơi cư trú, chấp hành không nghiêm lệnh gọi tập trung huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, kết quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ thấp thì xem xét miễn nhiệm.
Khi nào thì miễn nhiệm sĩ quan dự bị? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền miễn nhiệm sĩ quan dự bị được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 21 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền miễn nhiệm sĩ quan dự bị như sau:
Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ; giáng chức, cách chức; phong, thăng, giáng, tước quân hàm sĩ quan dự bị
1. Thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị
a) Chính ủy hoặc Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chính ủy hoặc Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ phó tiểu đoàn trưởng và tương đương trở xuống, thăng quân hàm sĩ quan dự bị cấp úy;
b) Chính ủy hoặc Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định bổ nhiệm đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ phó trung đoàn trưởng và tương đương trở xuống; thăng quân hàm sĩ quan dự bị cấp Thiếu tá trở xuống;
c) Chính ủy hoặc Tư lệnh quân khu quyết định bổ nhiệm đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ tiểu đoàn trưởng đến trung đoàn trưởng và tương đương, thăng quân hàm sĩ quan dự bị cấp Thiếu tá, Trung tá;
d) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định phong quân hàm sĩ quan dự bị; bổ nhiệm chức vụ, thăng quân hàm sĩ quan dự bị các cấp bậc, chức vụ còn lại hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm đến chức vụ, cấp bậc nào thì có quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan dự bị đến chức vụ, cấp bậc đó.
Như vậy, cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm đến chức vụ tại khoản 1 nêu trên thì có quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan dự bị đến chức vụ, cấp bậc đó theo như khoản 2 Điều này.
Quy trình thực hiện miễn nhiệm sĩ quan dự bị như thế nào?
Căn cứ vào Điều 22 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định quy trình, thủ tục, thời gian sắp xếp, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thăng quân hàm sĩ quan dự bị như sau:
Quy trình, thủ tục, thời gian sắp xếp, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thăng quân hàm sĩ quan dự bị
1. Quy trình thực hiện
a) Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện rà soát, lập danh sách những sĩ quan dự bị đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có nhu cầu sắp xếp, bổ nhiệm, thăng quân hàm hoặc không đủ tiêu chuẩn, điều kiện phải miễn nhiệm, thông báo cho Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị đang cư trú hoặc lao động, học tập, làm việc;
b) Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức nhận xét, đánh giá báo cáo cấp ủy, tổ chức đảng cùng cấp xem xét, cho ý kiến với từng sĩ quan dự bị, báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện;
c) Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tổng hợp danh sách, trao đổi với đơn vị dự bị động viên, báo cáo đảng ủy quân sự cùng cấp xem xét đề nghị Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh xem xét quyết định những sĩ quan dự bị có cấp bậc, chức vụ thuộc thẩm quyền và đề nghị cấp trên xét duyệt, quyết định những sĩ quan dự bị có cấp bậc, chức vụ thuộc thẩm quyền cấp trên.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, thăng quân hàm sĩ quan dự bị.
3. Thời gian thực hiện
a) Sắp xếp, bổ nhiệm, miễn nhiệm được tiến hành theo từng quý trong năm;
b) Thăng quân hàm sĩ quan dự bị các cấp thực hiện vào tháng 7 hằng năm.
4. Tổ chức trao quyết định
a) Khi có quyết định sắp xếp, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thăng quân hàm sĩ quan dự bị, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tổ chức trao quyết định cho sĩ quan dự bị và thông báo bằng văn bản cho Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị lao động, học tập, làm việc và đơn vị nhận nguồn sĩ quan dự bị;
b) Trường hợp sĩ quan dự bị vi phạm kỷ luật, pháp luật đến mức không còn đủ tiêu chuẩn trao quyết định sắp xếp, bổ nhiệm, thăng quân hàm, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức báo cáo theo quy trình đến cấp có thẩm quyền hủy quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có bao gồm các thương nhân cung cấp dịch vụ logistics cho hoạt động thương mại điện tử?
- Mẫu Giấy giới thiệu cử đảng viên hoặc cấp ủy viên đi thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng theo quy định hiện nay?
- Cá nhân không cư trú phải nộp thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp nào? Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú?
- Lời chúc năm mới bạn bè, đồng nghiệp? Tết Dương lịch tổ chức lễ hội phải đảm bảo nguyên tắc gì?
- Khi lựa chọn chủ đầu tư mà không có Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thì người quyết định đầu tư có trách nhiệm gì?