Khi nào thì cặp vợ chồng vô sinh được dùng đến biện pháp mang thai hộ? Vợ chồng vô sinh có thể thuê người mang thai hộ được hay không?
Mang thai hộ có hợp pháp hay không?
Hiện nay các cặp vờ chồng vô sinh đang khá phổ biến, biện pháp hỗ trợ sinh sản cho những đối tượng này cũng rất đa dạng trong đó có biện pháp mang thai hộ. Pháp luật có quy định về mang thai hộ thành hai trường hợp như sau:
Căn cứ khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” như sau:
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
Căn cứ khoản 23 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về “Mang thai hộ vì mục đích thương mại" như sau:
Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.
Căn cứ điểm g khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi bị cấm.
Như vậy theo pháp luật hiện hành chỉ mới công nhận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là hợp pháp. Vì vậy không thể thuê người khác để mang thai hộ, tuy nhiên có thể nhờ người khác mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Khi nào thì cặp vợ chồng vô sinh được dùng đến biện pháp mang thai hộ? Vợ chồng vô sinh có thể thuê người mang thai hộ được hay không?
Khi nào một cặp vợ chồng được nhờ người khác mang thai hộ vì mục đích nhân đạo?
Căn cứ khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
- Vợ chồng đang không có con chung;
- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Như vậy trường hợp của cả hai vợ chồng chị đều vô sinh có nghĩa là vợ chồng chị không có khả năng có con thì không thể nhờ người khác mang thai hộ vi mục đích nhân đạo, vì chiếu theo quy định trên thì chỉ khi người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi đã dùng mọi biện pháp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì mới là đối tượng được nhờ mang thai hộ.
Điều kiện của người được nhờ mang thai hộ thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
- Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
- Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
- Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;
- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Căn cứ khoản 7 Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm:
Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ.
Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thỏa thuận như thế nào?
Căn cứ theo quy định tạ Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ (sau đây gọi là bên nhờ mang thai hộ) và vợ chồng người mang thai hộ (sau đây gọi là bên mang thai hộ) phải có các nội dung cơ bản sau đây:
- Thông tin đầy đủ về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo các điều kiện có liên quan theo quy định.
- Cam kết thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình .
- Việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa; hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ mang thai hộ và các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan;
- Trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận.
Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.
Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?