Khi nào thì cần sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký? Hồ sơ sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký bao gồm những gì?
- Khi nào thì cần sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký?
- Hồ sơ sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký bao gồm những gì?
- Thủ tục sửa chữa sai sót tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất ra sao?
Khi nào thì cần sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký?
Tại Điều 20 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về việc sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký như sau:
"Điều 20. Sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký
Người yêu cầu đăng ký gửi phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót theo phương thức quy định tại Điều 13 của Nghị định này đến cơ quan đăng ký có thẩm quyền, nếu phát hiện có sai sót về nội dung đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký."
Hồ sơ sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký bao gồm những gì?
Theo Điều 44 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về hồ sơ sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký như sau:
"Điều 44. Hồ sơ sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký
Trường hợp người yêu cầu đăng ký phát hiện trong phiếu yêu cầu đăng ký hoặc Giấy chứng nhận có sai sót về nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký, thì nộp 01 bộ hồ sơ sửa chữa sai sót sau đây:
1. Phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót (01 bản chính);
2. Phiếu yêu cầu đăng ký đã chứng nhận có sai sót (01 bản chính);
3. Bản chính Giấy chứng nhận trong trường hợp nội dung chứng nhận có sai sót;
4. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu)."
Như vậy, hồ sơ sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký bao gồm:
- Phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót (01 bản chính);
- Phiếu yêu cầu đăng ký đã chứng nhận có sai sót (01 bản chính);
- Bản chính Giấy chứng nhận trong trường hợp nội dung chứng nhận có sai sót;
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Đăng ký biện pháp bảo đảm
Thủ tục sửa chữa sai sót tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất ra sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 48 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về thủ tục sửa chữa sai sót tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất như sau:
"3. Trường hợp cơ quan đăng ký phát hiện trong sổ đăng ký, Giấy chứng nhận, phiếu yêu cầu đăng ký có sai sót về nội dung đã đăng ký do lỗi của mình, thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm chỉnh lý thông tin sai sót về nội dung đăng ký và gửi văn bản thông báo về việc chỉnh lý thông tin đó cho người yêu cầu đăng ký theo địa chỉ ghi trên phiếu yêu cầu đăng ký.
Trường hợp người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký, thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký đất đai đính chính thông tin sai sót trên Giấy chứng nhận và số đăng ký, chứng nhận việc sửa chữa sai sót vào phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót và trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký."
Như vậy, trường hợp cơ quan đăng ký phát hiện trong sổ đăng ký, Giấy chứng nhận, phiếu yêu cầu đăng ký có sai sót về nội dung đã đăng ký do lỗi của mình, thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm chỉnh lý thông tin sai sót về nội dung đăng ký và gửi văn bản thông báo về việc chỉnh lý thông tin đó cho người yêu cầu đăng ký theo địa chỉ ghi trên phiếu yêu cầu đăng ký.
Trường hợp người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký, thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký đất đai đính chính thông tin sai sót trên Giấy chứng nhận và số đăng ký, chứng nhận việc sửa chữa sai sót vào phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót và trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn điện tử bị sai nội dung hàng hóa chưa gửi cho người mua thì xử lý như thế nào? Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử?
- Đi tù về có được vay vốn ngân hàng theo Quyết định 22 hay không? Thời hạn cho vay là bao nhiêu lâu?
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?