Khi nào quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án hành chính mới chấm dứt hiệu lực thi hành khi Tòa án đã ra bản án để giải quyết vụ kiện?
Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án hành chính gồm những biện pháp nào?
Căn cứ Điều 68 Luật Tố tụng hành chính 2015 (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019) thì biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án hành chính gồm:
(1) Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, một phần hoặc toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
(2) Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính.
(3) Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.
Khi nào quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án hành chính mới chấm dứt hiệu lực thi hành khi Tòa án đã ra bản án để giải quyết vụ kiện? (Hình từ Internet)
Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án hành chính bị Tòa án nhân dân hủy bỏ trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 74 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về trường hợp Tòa án nhân dân hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
Thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Theo yêu cầu của đương sự, Tòa án xem xét, quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời đang được áp dụng khi xét thấy không còn phù hợp mà cần thiết phải thay đổi bằng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác.
2. Tòa án ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng;
b) Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;
c) Vụ án đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
d) Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo quy định của Luật này;
đ) Vụ án được đình chỉ theo quy định tại Điều 143 của Luật này.
3. Thủ tục thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại Điều 73 của Luật này.
Theo đó, Tòa án nhân dân sẽ ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng;
(2) Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;
(3) Vụ án đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; d) Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo quy định của Luật này;
(4) Vụ án được đình chỉ theo quy định tại Điều 143 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Khi nào thì quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hết hiệu lực thi hành?
Căn cứ Điều 75 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về hiêu lực của quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
Hiệu lực của quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay.
2. Tòa án phải cấp hoặc gửi ngay quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp.
Theo quy định trên, chúng ta cũng thấy rằng, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ hết hiệu lực khi có quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án.
Hiện nay, Luật Tố tụng hành chính năm 2015 chưa có quy định cụ thể về trường hợp đã có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì việc giải quyết yêu cầu hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện như thế nào; cho nên, trong trường hợp này có thể tham khảo quy định tại khoản 3 Điều 138 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau:
Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
...
3. Thủ tục ra quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này. Trường hợp đã có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì việc giải quyết yêu cầu hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán được Chánh án của Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phân công giải quyết”.
Như vậy, có thể áp dụng tương tự, trường hợp đã có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì việc giải quyết yêu cầu hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán được Chánh án của Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phân công giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải 09 mẫu quyết định bắt, tạm giam trong tố tụng hình sự mới nhất hiện nay? Ai có quyền quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam?
- Trong hình sự, tự thú là gì? Khi người phạm tội đến tự thú, cơ quan tiếp nhận phải lập biên bản và ghi rõ những thông tin nào?
- Làm mất thẻ đảng viên thì cá nhân bị kỷ luật khiển trách đúng không? Mẫu Quyết định cấp lại thẻ đảng viên bị mất là mẫu nào?
- Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư là gì? Quy định về việc xử lý và lưu trữ hồ sơ trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư?
- Hướng dẫn trình tự, thủ tục bán lại nhà ở xã hội trong thời hạn 5 năm? Bên mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường không?