Khi nào phải cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân? Sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân bản giấy hay bản điện tử?
Trường hợp nào phải cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân?
Từ ngày 01/07/2022, có hai văn bản quy phạm pháp luật khác nhau cùng quy định về vấn đề cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho người lao động như sau:
- Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2022) và;
- Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành (vẫn đang còn hiệu lực).
Việc quy định cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN ở hai văn bản này quy định:
- Nếu người lao động uỷ quyền cho công ty quyết toán thuế thay (có ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế): Không cần cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN (cả Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 111/2013/TT-BTC)
Lưu ý: Điều kiện được ủy quyền quyết toán thuế TNCN năm 2022, kiểm tra link sau đây của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT: Điều kiện được ủy quyền quyết toán thuế TNCN năm 2022.
- Nếu người lao động không uỷ quyền cho công ty quyết toán thuế thay, hoặc lao động thuê khoán, hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng:
+ Công ty phải cấp chứng từ khấu trừ nếu người lao động phát sinh số thuế phải nộp (Nghị định 123/2020/NĐ-CP)
+ Công ty chỉ cấp chứng từ khấu trừ thuế nếu người lao động yêu cầu (Thông tư 111/2013/TT-BTC).
Khi nào phải cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân? (Hình từ Internet)
Tải trọn bộ các văn bản về chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân hiện hành: Tải về
Sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân bản giấy hay bản điện tử?
Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có ghi nhận như sau:
“Điều 59. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.”
Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 12 Thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 17/09/2021 của Bộ Tài Chính có quy định như sau:
“Điều 12. Xử lý chuyển tiếp
…
5. Việc sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tiếp tục thực hiện theo Thông tư số 37/2010/TT-BTC ngày 18/3/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc phát hành, sử dụng, quản lý chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tự in trên máy tính (và văn bản sửa đổi, bổ sung) và Quyết định số 102/2008/QĐ-BTC ngày 12/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành mẫu chứng từ thu thuế thu nhập cá nhân đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022.
Trường hợp các tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin được áp dụng hình thức chứng từ điện tử khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP trước ngày 01 tháng 7 năm 2022 và thực hiện các thủ tục theo hướng dẫn tại Thông tư số 37/2010/TT-BTC ngày 18/3/2010 của Bộ Tài chính.”
Như vậy, bắt đầu từ ngày 01/7/2022, các tổ chức, doanh nghiệp cần chuyển đổi sang hình thức sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân điện tử; đồng thời ngừng sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tự in và giấy do cơ quan thuế cấp còn tồn trước đó.
Chúng ta có thể tham khảo thêm kết luận tại Công văn 7563/CTTPHCM-TTHT năm 2022 về chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành.
Từ ngày 01/07/2022, cơ quan thuế hủy bỏ hiệu lực việc chấp thuận sử dụng chứng từ khấu trừ tự in đã trả lời chấp nhận cho các Tổ chức chi trả thu nhập. Các Tổ chức chi trả thu nhập chỉ được sử dụng Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tự in đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022.
Đối với Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do cơ quan thuế cấp còn tồn thì các Tổ chức chi trả thu nhập thực hiện gạch chéo lưu giữ tại quyển và điền vào phần sử dụng tại cột xóa bỏ trong Bảng kê thanh toán biên lai (mẫu: CTT25/AC).
Các Tổ chức chi trả thu nhập tự xây dựng hệ thống phần mềm để sử dụng chứng từ điện tử mà không bắt buộc phải thông qua đơn vị cung cấp giải pháp, đảm bảo các nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Trường hợp nào không phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Căn cứ vào Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân được quy định như sau:
"Điều 1. Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng."
Như vậy, không phải đóng thuế thu nhập cá nhân nếu tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công dưới 11 triệu đồng/tháng (nếu không có người phụ thuộc).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?