Khi nào nhà thầu phải lập kế hoạch phát triển mỏ dầu khí trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo quy định?
Khi nào nhà thầu phải lập kế hoạch phát triển mỏ dầu khí trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Luật Dầu khí 2022 quy định như sau:
Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch phát triển mỏ dầu khí
1. Sau khi kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí được phê duyệt hoặc trước khi kết thúc thời hạn thực hiện của kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí, nhà thầu lập kế hoạch phát triển mỏ dầu khí trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt.
...
Theo đó, nhà thầu phải lập kế hoạch phát triển mỏ dầu khí trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt sau khi kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí được phê duyệt hoặc trước khi kết thúc thời hạn thực hiện của kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí.
Khi nào nhà thầu phải lập kế hoạch phát triển mỏ dầu khí trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt? (Hình từ internet)
Báo cáo kế hoạch phát triển mỏ dầu khí phải đảm bảo có những nội dung chính gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 48 Luật Dầu khí 2022 thì nội dung chính của báo cáo kế hoạch phát triển mỏ dầu khí bao gồm:
- Kết quả thực hiện của kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí (nếu có);
- Kết quả nghiên cứu đặc điểm địa chất mỏ;
- Số liệu và các phân tích thành phần, tính chất chất lưu và vỉa chứa, các nghiên cứu về mô hình mô phỏng mỏ, công nghệ mỏ và thiết kế khai thác, dự báo về sản lượng khai thác dầu khí, hệ số thu hồi dầu khí;
- Các thông tin về công nghệ khai thác và các nghiên cứu khả thi;
- Công nghệ khoan và hoàn thiện giếng;
- Mô tả hệ thống công trình và thiết bị khai thác được sử dụng;
- Báo cáo thuyết minh thiết kế kỹ thuật tổng thể;
- Các kế hoạch về bảo vệ tài nguyên, môi trường, sinh thái bao gồm cả an toàn và xử lý sự cố, giải pháp ngăn chặn, xử lý các nguy cơ gây ô nhiễm và thu dọn công trình dầu khí;
- Tính toán tổng mức đầu tư và hiệu quả kinh tế của dự án;
- Đánh giá mức độ rủi ro công nghệ và tài chính của dự án;
- Tiến độ, lịch trình thực hiện;
- Thống kê những nguyên tắc, quy định kỹ thuật được áp dụng trong quá trình khoan khai thác;
- Thỏa thuận khung bán khí đối với dự án khai thác khí;
- Ước tính chi phí thu dọn công trình dầu khí;
- Đối với dự án phát triển mỏ dầu khí trên đất liền, dự án phát triển mỏ dầu khí có chuỗi đồng bộ các hạng mục công trình, thiết bị dầu khí trên đất liền và trên biển, ngoài những nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản này phải có các nội dung chính sau đây theo quy định của pháp luật về xây dựng như:
Thông tin hiện trạng sử dụng đất, điều kiện thu hồi đất, nhu cầu sử dụng đất; địa điểm xây dựng; phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình; giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng; đánh giá tác động kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của dự án;
- Kết luận và kiến nghị.
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm định kế hoạch phát triển mỏ dầu khí dựa trên những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 48 Luật Dầu khí 2022 quy định như sau:
Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch phát triển mỏ dầu khí
...
3. Nội dung thẩm định kế hoạch phát triển mỏ dầu khí bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp với phương án được lựa chọn trong kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí;
b) Đánh giá sự phù hợp của địa chất mỏ, tính chất chất lưu và vỉa chứa, mô hình mô phỏng mỏ, thiết kế khai thác, sản lượng khai thác dầu khí, hệ số thu hồi dầu khí;
c) Đánh giá sự phù hợp của công nghệ khoan, công nghệ khai thác, hệ thống công trình và thiết bị;
d) Đánh giá tính hợp lý trong đánh giá hiệu quả kinh tế; mức độ rủi ro công nghệ, biến động giá sản phẩm và tài chính của dự án; tiến độ thực hiện;
đ) Đánh giá sự phù hợp của các giải pháp thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng trong thiết kế kỹ thuật tổng thể;
e) Đánh giá sự đáp ứng yêu cầu về an toàn và bảo vệ môi trường;
g) Nội dung thẩm định theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với nội dung quy định tại điểm p khoản 2 Điều này.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm định kế hoạch phát triển mỏ dầu khí dựa trên những nội dung sau:
- Đánh giá sự phù hợp với phương án được lựa chọn trong kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí;
- Đánh giá sự phù hợp của địa chất mỏ, tính chất chất lưu và vỉa chứa, mô hình mô phỏng mỏ, thiết kế khai thác, sản lượng khai thác dầu khí, hệ số thu hồi dầu khí;
- Đánh giá sự phù hợp của công nghệ khoan, công nghệ khai thác, hệ thống công trình và thiết bị;
- Đánh giá tính hợp lý trong đánh giá hiệu quả kinh tế; mức độ rủi ro công nghệ, biến động giá sản phẩm và tài chính của dự án; tiến độ thực hiện;
- Đánh giá sự phù hợp của các giải pháp thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng trong thiết kế kỹ thuật tổng thể;
- Đánh giá sự đáp ứng yêu cầu về an toàn và bảo vệ môi trường;
- Nội dung thẩm định theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với nội dung quy định tại điểm p khoản 2 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?