Khi nào hàng hóa vận tải trên đường thủy nội địa được coi là đã giao cho người nhận khi dỡ hàng hóa từ phương tiện vận tải?
- Khi nào hàng hóa vận tải trên đường thủy nội địa được coi là đã giao cho người nhận khi dỡ hàng hóa từ phương tiện vận tải?
- Trong lúc dỡ hàng hóa trên đường thủy nội địa làm hư hỏng hàng hóa thì ai phải chịu trách nhiệm?
- Thời gian dỡ hàng hóa trên đường thủy nội địa tính từ phương tiện đến cảng, bến hay từ lúc người kinh doanh vận tải áo cho người thuê vận tải?
Khi nào hàng hóa vận tải trên đường thủy nội địa được coi là đã giao cho người nhận khi dỡ hàng hóa từ phương tiện vận tải?
Khi nào hàng hóa vận tải trên đường thủy nội địa được coi là đã giao cho người nhận khi dỡ hàng hóa từ phương tiện vận tải? (Hình từ Internet)
Tại Điều 16 Thông tư 61/2015/TT-BGTVT quy định trách nhiệm khi giao, nhận hàng hóa như sau:
Trách nhiệm khi giao, nhận hàng hóa
1. Việc giao, nhận hàng hóa được thực hiện qua mạn phương tiện. Mạn phương tiện là ranh giới để xác định hàng hóa thuộc trách nhiệm của người thuê vận tải hay trách nhiệm của người kinh doanh vận tải, trừ những trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Quy định trách nhiệm trong các trường hợp giao, nhận hàng hóa.
a) Trường hợp xếp hàng hóa, nếu hàng hóa thuộc phạm vi từ mạn phương tiện vào trong phương tiện thì hàng hóa đó được coi là đã giao cho người kinh doanh vận tải và thuộc trách nhiệm của người kinh doanh vận tải; nếu hàng hóa thuộc phạm vi ngoài mạn phương tiện thì hàng hóa đó được coi như chưa giao cho người kinh doanh vận tải và thuộc trách nhiệm của người thuê vận tải;
b) Trường hợp dỡ hàng hóa, nếu hàng hóa thuộc phạm vi từ mạn phương tiện vào trong phương tiện thì hàng hóa đó được coi là chưa giao cho người nhận hàng và thuộc trách nhiệm của người kinh doanh vận tải; nếu hàng hóa thuộc phạm vi ngoài mạn phương tiện thì hàng hóa đó được coi như đã giao cho người nhận hàng hóa và thuộc trách nhiệm của người thuê vận tải;
c) Trường hợp hàng hóa bị rách, đổ, vỡ trong quá trình xếp dỡ nếu do lỗi của bên nào thì bên đó tự chịu trách nhiệm;
d) Trường hợp phải ngừng xếp dỡ để giải quyết tranh chấp về giao, nhận hàng hóa thì bên có lỗi phải thanh toán các chi phí phát sinh.
Theo quy định hiện nay thì trong trường hợp không có thỏa thuận khác thì mạn phương tiện là ranh giới để xác định hàng hóa thuộc trách nhiệm của người thuê vận tải hay trách nhiệm của người kinh doanh vận tải.
Trong trường hợp dỡ hàng hóa, khi hàng hóa đã nằm ở phạm vi ngoài mạn phương tiện thì hàng hóa đó được coi như đã giao cho người nhận hàng hóa và thuộc trách nhiệm của người thuê vận tải.
Trong lúc dỡ hàng hóa trên đường thủy nội địa làm hư hỏng hàng hóa thì ai phải chịu trách nhiệm?
Tại Điều 18 Thông tư 61/2015/TT-BGTVT quy định về giải quyết hàng hóa hư hỏng hoặc quá hạn lưu kho, bãi như sau:
Giải quyết hàng hóa hư hỏng hoặc quá hạn lưu kho, bãi
1. Khi phát hiện hàng hóa gửi tại kho, bãi của cảng, bến có hiện tượng tự hư hỏng hoặc do bất khả kháng thì người bảo quản phải kịp thời thực hiện các biện pháp xử lý, thông báo ngay cho người thuê bảo quản biết. Nếu sau 06 giờ, kể từ lúc nhận được thông tin (theo ký nhận của người thuê bảo quản hoặc theo ngày, giờ của bưu điện xác nhận) người thuê bảo quản không có ý kiến thì người bảo quản có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản và xử lý; người thuê bảo quản phải chịu chi phí phát sinh.
2. Trong quá trình xếp, dỡ, nếu bao bì bị rách, vỡ dưới mức quy định hoặc thỏa thuận thì người thuê xếp dỡ chịu trách nhiệm thu gom, đóng gói lại và chịu chi phí phát sinh. Nếu phần rách vỡ quá mức quy định hoặc thỏa thuận thì bên có lỗi phải chịu chi phí phát sinh.
Như vậy theo quá trình dỡ hàng hóa trên đường thủy nội địa thì nếu làm hàng hóa bị hư hỏng nhưng vẫn dưới mức quy định hay thỏa thuận thì người thuê xếp dỡ chịu trách nhiệm thu gom, đóng gói lại và chịu chi phí phát sinh.
Nếu làm hàng hóa bị hư hỏng trong lúc trên đường thủy nội địa nhưng quá mức quy định hay thỏa thuận thì bên có lỗi phải chịu chi phí phát sinh.
Thời gian dỡ hàng hóa trên đường thủy nội địa tính từ phương tiện đến cảng, bến hay từ lúc người kinh doanh vận tải áo cho người thuê vận tải?
Tại Điều 14 Thông tư 61/2015/TT-BGTVT quy định về thời gian xếp, dỡ hàng hóa trên đường thủy nội địa như sau:
Thời gian xếp, dỡ hàng hóa
Trường hợp người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải không có thỏa thuận khác thì thời gian xếp, dỡ hàng hóa được tính như sau:
1. Thời gian xếp hàng hóa được tính từ khi phương tiện đến cảng, bến và người thuê vận tải đã nhận được thông báo của người kinh doanh vận tải cho đến khi hàng hóa được xếp xong xuống phương tiện, người thuê vận tải đã ký xác nhận vào giấy vận chuyển.
2. Thời gian dỡ hàng hóa được tính từ khi phương tiện đến cảng, bến và người kinh doanh vận tải đã báo cho người thuê vận tải đến khi người thuê vận tải dỡ xong hàng hóa khỏi phương tiện và người thuê vận tải đã ký xác nhận vào giấy vận chuyển.
Như vậy, theo quy định trên thời gian dỡ hàng hóa được tính từ khi phương tiện đến cảng, bến và người kinh doanh vận tải đã báo cho người thuê vận tải.
Kết thúc việc dỡ hàng hóa khi người thuê vận tải dỡ xong hàng hóa khỏi phương tiện và người thuê vận tải đã ký xác nhận vào giấy vận chuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đánh giá an toàn kết cấu công trình là gì? Việc đánh giá an toàn kết cấu công trình phải áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn nào?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Hưng Yên? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Hưng Yên chi tiết?
- Năm cá nhân số 5 năm 2025 có ý nghĩa gì? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Ninh Bình? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Ninh Bình chi tiết?
- Bài phát biểu gặp mặt đầu xuân 2025? Mẫu bài phát biểu gặp mặt đầu xuân 2025 hay, ngắn gọn?