Khi nào công nhân quốc phòng được nâng bậc lương? Có được kết hợp nâng bậc lương với chuyển xếp lương không?
Khi nào công nhân quốc phòng được nâng bậc lương? Có được kết hợp nâng bậc lương với chuyển xếp lương không?
Căn cứ Nghị định 19/2017/NĐ-CP quy định chế độ tiền lương của công nhân quốc phòng và chế độ phụ cấp thâm niên đối với viên chức quốc phòng.
Việc nâng bậc lương đối với công nhân quốc phòng được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 19/2017/NĐ-CP như sau:
Chế độ tiền lương đối với công nhân quốc phòng
...
3. Nâng bậc lương, nâng loại đối với công nhân quốc phòng
a) Nâng bậc lương:
Sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương đối với người có hệ số lương từ 3,95 trở xuống và sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương đối với người có hệ số lương trên 3,95, luôn hoàn thành công việc được giao, không vi phạm kỷ luật từ khiển trách trở lên và đạt tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật quy định thì được xét nâng lên một bậc lương.
Trong thời hạn xét nâng bậc lương, nếu bị kỷ luật hình thức khiển trách thì kéo dài thời hạn nâng bậc lương 06 tháng; nếu bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên thì kéo dài thời hạn nâng bậc lương 12 tháng.
Trường hợp lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nâng bậc lương trước thời hạn tối đa 12 tháng hoặc vượt bậc.
Theo đó, việc nâng bậc lương đối với công nhân quốc phòng được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Cụ thể, người có hệ số lương từ 3,95 trở xuống luôn hoàn thành công việc được giao, không vi phạm kỷ luật từ khiển trách trở lên và đạt tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật quy định thì được xét nâng lên một bậc lương sau 02 năm giữ bậc lương. Đối với người có hệ số lương trên 3,95 thì được xét sau 03 năm giữ bậc lương.
Trường hợp lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nâng bậc lương trước thời hạn tối đa 12 tháng hoặc vượt bậc.
Về việc kết hợp nâng bậc lương với chuyển xếp lương, căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 19/2017/NĐ-CP về nguyên tắc chuyển xếp lương như sau:
Chuyển xếp lương
1. Nguyên tắc chuyển xếp lương
Khi chuyển xếp lương không được kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng loại, ngạch lương.
Như vậy, theo quy định, việc nâng bậc lương đối với công nhân quốc phòng không được kết hợp chung với chuyển xếp lương.
Khi nào công nhân quốc phòng được nâng bậc lương? Có được kết hợp nâng bậc lương với chuyển xếp lương không? (Hình từ Internet)
Công nhân quốc phòng có mấy bậc lương? Bảng lương công nhân quân quốc hiện nay ra sao?
Căn cứ Phụ lục ban hàng kèm theo Nghị định 19/2017/NĐ-CP, công nhân quốc phòng có 10 bậc lương.
Cụ thể, bảng lương công nhân quốc phòng được xác định như sau:
Trong đó: Mức lương công nhân quốc phòng bằng hệ số lương nhân với mức lương cơ sở.
Các đối tượng công nhân quốc phòng được xác định như sau:
- Công nhân quốc phòng loại A:
+ Nhóm 1: Sắp xếp, bố trí theo vị trí việc làm yêu cầu trình độ đại học thực hiện sản xuất, sửa chữa, bảo quản vũ khí, khí tài, trang thiết bị kỹ thuật quân sự; nghiên cứu viên các ngành, nghề và chuyên đề.
+ Nhóm 2: Sắp xếp, bố trí theo vị trí việc làm yêu cầu trình độ cao đẳng thực hành sản xuất, sửa chữa, bảo quản vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự; Cao đẳng viên thực hành các ngành, nghề, chuyên đề.
- Công nhân quốc phòng loại B: Sắp xếp, bố trí theo vị trí việc làm yêu cầu trình độ trung cấp và bậc trình độ kỹ năng nghề tương ứng bao gồm: Kỹ thuật viên vũ khí, khí tài quân binh chủng, ngành quân khí; kỹ thuật viên các ngành, nghề, chuyên đề.
- Công nhân quốc phòng loại C: Sắp xếp, bố trí theo vị trí việc làm yêu cầu chứng chỉ sơ cấp và bậc trình độ kỹ năng nghề tương ứng thực hiện các công việc tại cơ sở sản xuất, sửa chữa, bảo quản vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự; bảo đảm phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ khác.
Chế độ phụ cấp thâm niên đối với công nhân và viên chức quốc phòng được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 19/2017/NĐ-CP như sau:
Chế độ phụ cấp thâm niên đối với công nhân và viên chức quốc phòng
1. Mức phụ cấp
Công nhân và viên chức quốc phòng có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%.
Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Thời gian tính hưởng phụ cấp
a) Thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội;
b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.
3. Thời gian không tính hưởng phụ cấp
a) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
b) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
c) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Như vậy, chế độ phụ cấp thâm niên đối với công nhân và viên chức quốc phòng được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Công nhân và viên chức quốc phòng có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội đủ 5 năm thì được hưởng phụ cấp thâm niên như sau:
Phụ cấp = 5% lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)
Đối với từ năm thứ 6 trở đi: Mỗi năm được tính thêm 1%.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?