Khi nào công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 THPT Phú Thọ năm học 2024-2025? Thời gian công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 THPT Phú Thọ thế nào?
Khi nào công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 THPT Phú Thọ năm học 2024-2025? Thời gian công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 THPT Phú Thọ thế nào?
Xem thêm: Đã có điểm chuẩn lớp 10 Phú Thọ 2024 chính thức
Xem thêm: Thời gian công bố điểm thi lớp 10 năm 2024 2025 của 63 tỉnh thành
Ngày 07 tháng 5 năm 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ đã có Công văn 590/SGD&ĐT-QLCL tải về việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025 có nội dung như sau:
Theo đó, thời gian công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 THPT Phú Thọ năm học 2024-2025 là trước ngày 18/6/2024.
Xem thêm: Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 Phú Thọ năm học 2024-2025
Khi nào công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 THPT Phú Thọ năm học 2024-2025? Thời gian công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 THPT Phú Thọ thế nào?
Học sinh Phú Thọ cần đáp ứng các điều kiện gì để được công nhận tốt nghiệp THCS?
Căn cứ Điều 4 Quy chế xét công nhận tốt nghiệp THCS ban hành kèm theo Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT quy định về điều kiện công nhận tốt nghiệp THCS đối với học sinh như sau:
- Không quá 21 tuổi (tính theo năm) đối với học sinh học hết Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở; từ 15 tuổi trở lên (tính theo năm) đối với học viên học hết Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở.
Trường hợp học sinh ở nước ngoài về nước, học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, thực hiện theo quy định về độ tuổi theo cấp học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đã hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở hoặc chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở.
- Có đầy đủ hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp như sau:
+ Đối với học sinh học hết lớp 9 tại cơ sở giáo dục trong năm tổ chức xét công nhận tốt nghiệp, hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp là học bạ học sinh.
+ Đối với học sinh không thuộc đối tượng học sinh học hết lớp 9 tại cơ sở giáo dục, hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp gồm:
++ Đơn đăng ký dự xét công nhận tốt nghiệp;
++ Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc căn cước công dân hoặc thẻ căn cước;
++ Bản chính học bạ học sinh hoặc bản in học bạ điện tử có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi học sinh đã học hết lớp 9. Trường hợp học sinh bị mất bản chính học bạ hoặc không có bản in học bạ điện tử thì phải có bản xác nhận kết quả rèn luyện và kết quả học tập lớp 9 của cơ sở giáo dục nơi học sinh đã học hết lớp 9.
Chương trình học lớp 10 năm học 2024-2025 như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục IV ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi Điều 1, Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT) có quy định như sau:
IV. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).
Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp (gọi tắt là các môn học lựa chọn) và các môn học tự chọn.
Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày. Cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất đối với tất cả cơ sở giáo dục trong cả nước.
Theo như quy định trên, lớp 10 sẽ thuộc vào giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc:
Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
Các môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.
Học sinh chọn 4 môn học từ các môn học lựa chọn.
Các chuyên đề học tập: Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hóa sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.
Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết hoặc 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn học là 35 tiết/năm học. Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ các môn học và các chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh người dân tộc thiểu số có được học vượt lớp không? Có được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình không?
- Trong giao dịch chuyển tiền điện tử, người thụ hưởng có thể đồng thời là người khởi tạo hay không?
- Trường hợp kê biên tài sản của người phải thi hành án dân sự là tài sản thế chấp thì xử lý thế nào?
- Mức trần tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao nhiêu? Người lao động có được trả lãi khi nộp tiền ký quỹ?
- Trong gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn không qua mạng theo phương thức một giai đoạn, nhà thầu xếp hạng thứ mấy thì được mời đến thương thảo hợp đồng?