Khi lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thì tiêu chí thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản phù hợp tối đa bao nhiêu điểm?
- Khi lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thì tiêu chí thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản phù hợp tối đa bao nhiêu điểm?
- Người có tài sản đấu giá có phải chịu trách nhiệm về kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản hay không?
- Người có tài sản đấu giá có được quyền từ chối đánh giá hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn của tổ chức đấu giá tài sản trong trường hợp nào?
Khi lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thì tiêu chí thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản phù hợp tối đa bao nhiêu điểm?
Khi lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thì tiêu chí thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản phù hợp tối đa bao nhiêu điểm? (Hình từ Internet)
Căn cứ Phụ lục I – Bảng tiêu chí đánh giá, chấm điểm tổ chức đấu giá tài sản được ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTP như sau:
Theo đó, tiêu chí “thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản phù hợp” có mức điểm tối đa là 5 điểm, cụ thể:
1. Bằng mức thù lao dịch vụ đấu giá theo quy định của Bộ Tài chính: 3 điểm
2. Giảm dưới 20% mức tối đa thù lao dịch vụ đấu giá (không áp dụng đối với mức thù lao phần trăm trên phần chênh lệch giá trị tài sản theo giá trúng đấu giá với giá khởi điểm theo quy định của Bộ Tài chính): 4 điểm
3. Giảm từ 20% trở lên mức tối đa thù lao dịch vụ đấu giá (không áp dụng đối với mức thù lao phần trăm trên phần chênh lệch giá trị tài sản theo giá trúng đấu giá với giá khởi điểm theo quy định của Bộ Tài chính): 5 điểm
Lưu ý: Chỉ chọn chấm điểm một trong các tiêu chí 1, 2 hoặc 3.
Người có tài sản đấu giá có phải chịu trách nhiệm về kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản hay không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 02/2022/TT-BTP về trách nhiệm của người có tài sản đấu giá, cơ quan chủ quản của người có tài sản đấu giá, cụ thể như sau:
Trách nhiệm của người có tài sản đấu giá, cơ quan chủ quản của người có tài sản đấu giá
1. Trách nhiệm của người có tài sản đấu giá:
a) Thông báo công khai việc lựa chọn, đánh giá, chấm điểm các tiêu chí lựa chọn và chịu trách nhiệm về kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản;
b) Xem xét, xác minh thông tin phản ánh về việc tổ chức đấu giá tài sản cố ý cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo thông tin về tiêu chí trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn;
c) Báo cáo cơ quan có thẩm quyền về việc lựa chọn và kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản kèm theo kết quả xác minh trong trường hợp tổ chức đấu giá tài sản cố ý cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo thông tin về tiêu chí trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn;
d) Trách nhiệm khác theo quy định của Luật Đấu giá tài sản, Thông tư này và quy định pháp luật có liên quan.
Như vậy, Người có tài sản đấu giá phải chịu trách nhiệm về kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.
Người có tài sản đấu giá có được quyền từ chối đánh giá hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn của tổ chức đấu giá tài sản trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 02/2022/TT-BTP về các trường hợp người có tài sản đấu giá từ chối đánh giá hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn của tổ chức đấu giá tài sản như sau:
Theo đó, căn cứ nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc đấu giá tài sản quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Đấu giá tài sản 2016, cụ thể:
Nguyên tắc đấu giá tài sản
…
2. Bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan.
- Nguyên tắc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 02/2022/TT-BTP, cụ thể:
Nguyên tắc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản
…
2. Bảo đảm tính chính xác, độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan.
Từ đó, người có tài sản đấu giá từ chối đánh giá hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn của tổ chức đấu giá tài sản trong các trường hợp sau đây:
- Người sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền bán đấu giá tài sản, người có quyền đưa tài sản ra bán đấu giá theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, người ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản là vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản, người đại diện theo pháp luật, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh của doanh nghiệp đấu giá tài sản.
- Người sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền bán đấu giá tài sản, người có quyền đưa tài sản ra bán đấu giá theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, người ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản là cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản đó thông qua sở hữu, thâu tóm phần vốn góp hoặc thông qua việc ra quyết định của tổ chức đấu giá tài sản đó.
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?