Khi lập biên bản xác minh điều kiện thi hành án dân sự không đúng quy định thì Thừa phát lại sẽ bị xử phạt thế nào?
- Khi lập biên bản xác minh điều kiện thi hành án dân sự không đúng quy định thì Thừa phát lại sẽ bị xử phạt thế nào?
- Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự có quyền xử phạt Thừa phát lại lập biên bản xác minh điều kiện thi hành án dân sự không đúng quy định không?
- Thủ tục xác minh điều kiện thi hành án dân sự của Thừa phát lại được quy định thế nào?
Khi lập biên bản xác minh điều kiện thi hành án dân sự không đúng quy định thì Thừa phát lại sẽ bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 65 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định của thừa phát lại trong lĩnh vực thi hành án dân sự như sau:
Hành vi vi phạm quy định của thừa phát lại trong lĩnh vực thi hành án dân sự
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện xác minh hoặc xác minh điều kiện thi hành án không bảo đảm thời hạn theo quy định;
b) Xác minh điều kiện thi hành án không đầy đủ nội dung cần xác minh hoặc không đúng đối tượng, không đúng địa điểm theo quy định;
c) Biên bản xác minh điều kiện thi hành án lập không đúng quy định;
d) Vi phạm quy định về bảo mật thông tin xác minh điều kiện thi hành án;
đ) Không thông báo các quyết định, giấy tờ, văn bản về thi hành án dân sự cho đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định.
...
Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
...
Theo đó, khi lập biên bản xác minh điều kiện thi hành án dân sự không đúng quy định thì Thừa phát lại sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự có quyền xử phạt Thừa phát lại lập biên bản xác minh điều kiện thi hành án dân sự không đúng quy định không?
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 88 Nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
...
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thi hành án dân sự:
a) Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 64; khoản 1 Điều 65 Nghị định này;
b) Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 56; các khoản 1, 2 và 3 Điều 57; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 64; các khoản 1, 2 và 3, điểm a và điểm b khoản 4 Điều 65; điểm s và điểm t khoản 2 Điều 81 Nghị định này;
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 6 Chương III; Điều 64; các khoản 1, 2, 3, điểm a và điểm b khoản 4 Điều 65; điểm s và điểm t khoản 2, điểm s và điểm t khoản 3 Điều 81 Nghị định này.
...
Theo đó, dựa trên phân định thẩm quyền xử phạt thì Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự không có quyền xử phạt Thừa phát lại lập biên bản xác minh điều kiện thi hành án dân sự không đúng quy định.
Thủ tục xác minh điều kiện thi hành án dân sự của Thừa phát lại được quy định thế nào?
Việc xác minh điều kiện thi hành án dân sự của Thừa phát lại được thực hiện theo thủ tục quy định tại Điều 45 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:
Thủ tục xác minh điều kiện thi hành án
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng dịch vụ, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải ra quyết định xác minh điều kiện thi hành án, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Quyết định xác minh phải ghi rõ căn cứ, nội dung xác minh và được ghi vào sổ xác minh điều kiện thi hành án được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Quyết định xác minh phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở và cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
2. Việc xác minh điều kiện thi hành án được thực hiện trực tiếp hoặc bằng văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin.
3. Khi trực tiếp xác minh, Thừa phát lại xuất trình giấy giới thiệu của Văn phòng Thừa phát lại, Thẻ Thừa phát lại kèm theo các tài liệu có liên quan quy định tại điểm a khoản 4 Điều này và phải công bố quyết định xác minh hoặc quyết định thi hành án trong trường hợp Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án; lập biên bản về việc xác minh. Biên bản phải có chữ ký của Thừa phát lại, người cung cấp thông tin, xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin. Nếu chưa thực hiện được ngay việc cung cấp thông tin thì phải ghi rõ lý do trong biên bản. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh.
4. Trường hợp xác minh bằng văn bản thì văn bản đề nghị cung cấp thông tin phải có các nội dung sau đây:
a) Căn cứ đề nghị cung cấp thông tin bao gồm: Tên bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; Quyết định xác minh, bản sao văn bản thỏa thuận xác minh về điều kiện thi hành án; Quyết định thi hành án trong trường hợp Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án;
b) Thông tin về người phải thi hành án bao gồm: Tên, địa chỉ trụ sở chính của người phải thi hành án là tổ chức; họ, tên, địa chỉ nơi cư trú của người phải thi hành án là cá nhân và các thông tin cần thiết khác;
c) Các thông tin đề nghị cung cấp trong phạm vi, thẩm quyền của Thừa phát lại quy định tại Nghị định này;
d) Thời điểm, thời hạn cung cấp thông tin;
đ) Các thông tin khác có liên quan.
Văn bản đề nghị cung cấp thông tin kèm theo các tài liệu liên quan được gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, đồng thời gửi Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở. Trường hợp thực hiện xác minh ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở thì Thừa phát lại phải đồng thời gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi thực hiện xác minh.
5. Các quy định khác của pháp luật thi hành án dân sự được áp dụng trong việc xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại.
Như vậy, thủ tục xác minh điều kiện thi hành án dân sự của Thừa phát lại được thực hiện theo quy định tại Điều 45 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự đối với dự án đầu tư công trình năng lượng? Tải về mẫu?
- Mẫu báo cáo thu chi nội bộ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất theo quy định?
- Thủ tục phân bổ, cấp địa chỉ Internet, số hiệu mạng từ ngày 25/12/2024 theo Nghị định 147 như thế nào?
- Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo hợp đồng xây dựng mới nhất? Thời hạn, thời điểm thanh toán hợp đồng xây dựng là khi nào?
- Công ty tặng quà tết cho nhân viên, khách hàng có phải xuất hóa đơn không? Hướng dẫn xuất hóa đơn cho quà tết?