Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ phải điều chỉnh số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với loại hàng nào?
- Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ phải điều chỉnh số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với loại hàng nào?
- Phương pháp kế toán các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính hợp nhất khi hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho thực hiện thế nào?
- Trong trường hợp nào sẽ phải ghi nợ dự phòng hàng tồn kho trên báo cáo tài chính hợp nhất?
Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ phải điều chỉnh số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với loại hàng nào?
Theo khoản 1 Điều 38 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định về nguyên tắc xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho cụ thể như sau:
Nguyên tắc xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho
1. Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ phải điều chỉnh số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho (được lập trên Báo cáo tài chính riêng của các đơn vị trong nội bộ tập đoàn) đối với số hàng tồn kho mua từ các đơn vị trong nội bộ tập đoàn nhưng chưa bán ra bên ngoài tập đoàn tại thời điểm cuối kỳ.
2. Đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho, chỉ xem xét các khoản dự phòng đã trích lập cho số hàng tồn kho được mua trong nội bộ tập đoàn có dấu hiệu bị giảm giá so với giá trị ghi sổ của bên mua. Số dự phòng được chấp nhận trình bày trên Báo cáo tài chính hợp nhất phải đảm bảo điều kiện khi cộng với giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho trên báo cáo tài chính của bên mua không lớn hơn giá gốc của hàng tồn kho đó tại bên bán.
3. Trường hợp bán hàng tồn kho lỗ
Trường hợp khi bán hàng tồn kho, bên bán xét thấy giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá trị ghi sổ nên chấp nhận bán hàng tồn kho với mức giá trị thuần có thể thực hiện được thì khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất không phải điều chỉnh khoản lỗ do bán hàng tồn kho vì đây là lỗ đã thực hiện. Nếu cuối kỳ, giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho tại bên mua lại tiếp tục giảm so với giá trị ghi sổ (giá mua) thì bên mua phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Trường hợp này, không phải điều chỉnh dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính hợp nhất.
4. Trường hợp bán hàng tồn kho lãi
Trường hợp bán hàng tồn kho có lãi, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải loại trừ khoản lãi chưa thực hiện. Nếu cuối kỳ giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá trị ghi sổ của bên mua hàng, bên mua sẽ trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, việc điều chỉnh khoản dự phòng này trên Báo cáo tài chính hợp nhất được xử lý như sau:
- Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá trị ghi sổ của bên mua nhưng lớn hơn giá gốc của bên bán, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải loại trừ toàn bộ giá trị khoản dự phòng đã trích lập trên báo cáo tài chính riêng của bên mua do giá trị hàng tồn kho được phản ánh trên Báo cáo tài chính hợp nhất là giá gốc tại bên bán.
- Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá trị ghi sổ của bên mua và nhỏ hơn giá gốc của bên bán, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải loại bỏ phần giá trị khoản dự phòng đã trích lập trên báo cáo tài chính riêng của bên mua tương ứng với khoản lãi chưa thực hiện. Chỉ phần chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho cuối kỳ nhỏ hơn giá gốc tại bên bán mới được trình bày trên chỉ tiêu dự phòng giảm giá hàng tồn kho của Báo cáo tài chính hợp nhất.
5. Việc ghi nhận và hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả liên quan đến khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện tương tự như đối với dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng đầu tư tài chính.
Như vậy, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ phải điều chỉnh số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho (được lập trên Báo cáo tài chính riêng của các đơn vị trong nội bộ tập đoàn) đối với số hàng tồn kho mua từ các đơn vị trong nội bộ tập đoàn nhưng chưa bán ra bên ngoài tập đoàn tại thời điểm cuối kỳ.
Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ phải điều chỉnh số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho thế nào? (Hình từ Internet)
Phương pháp kế toán các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính hợp nhất khi hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho thực hiện thế nào?
Về vấn đề này được nêu tại khoản 3 Điều 39 Thông tư 202/2014/TT-BTC thì khi hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải thực hiện:
- Điều chỉnh số hoàn nhập dự phòng trong kỳ
Nợ Giá vốn hàng bán
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
- Điều chỉnh số dư dự phòng chưa hoàn nhập hết
Nợ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
Trong trường hợp nào sẽ phải ghi nợ dự phòng hàng tồn kho trên báo cáo tài chính hợp nhất?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 39 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định như thì:
Trong trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá trị ghi sổ của bên mua nhưng lớn hơn giá gốc của bên bán, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải loại trừ toàn bộ giá trị khoản dự phòng đã trích lập trên báo cáo tài chính riêng của bên mua thì phải ghi nợ dự phòng hàng tồn kho.
Ngoài ra, đối với số dự phòng giảm giá hàng tồn kho trích lập từ các kỳ trước, nếu lượng hàng tồn kho này đến kỳ sau vẫn chưa được bán cho một bên thứ ba bên ngoài tập đoàn và khoản dự phòng chưa được hoàn nhập cũng phải ghi nợ dự phòng hàng tồn kho.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng mới nhất? Nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng?
- Thời điểm tính thuế tự vệ là ngày đăng ký tờ khai hải quan đúng không? Số tiền thuế tự vệ nộp thừa được xử lý như thế nào?
- Giảm giá đến 100% trong Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday?