Khi kiểm sát việc thực hiện quyền bào chữa của người bị buộc tội, Kiểm sát viên cần lưu ý những gì?

Người bị buộc tội dưới 18 tuổi không có người bào chữa thì giải quyết như thế nào? Người bị buộc tội dưới 18 tuổi có quyền thay đổi người bào chữa không? Khi kiểm sát việc thực hiện quyền bào chữa của người bị buộc tội, Kiểm sát viên cần lưu ý những gì? - Câu hỏi của Thanh Sơn (An Giang)

Người bị buộc tội dưới 18 tuổi không có người bào chữa thì giải quyết như thế nào?

Người bị buộc tội dưới 18 tuổi không có người bào chữa thì giải quyết như thế nào?

Người bị buộc tội dưới 18 tuổi không có người bào chữa thì giải quyết như thế nào? (hình từ Internet)

Căn cứ Ðiều 422 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về việc bào chữa cho người bị buộc tội dưới 18 tuổi như sau:

Bào chữa
1. Người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.
2. Người đại diện của người dưới 18 tuổi bị buộc tội có quyền lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho người dưới 18 tuổi bị buộc tội.
3. Trường hợp người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi không có người bào chữa hoặc người đại diện của họ không lựa chọn người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải chỉ định người bào chữa theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.

Đồng thời căn cứ tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Chỉ định người bào chữa
1. Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:
a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
2. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa;
b) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý;
c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

Theo quy định này, người bị buộc tội dưới 18 tuổi nếu không có người bào chữa thì Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị một trong các cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cử người bào chữa cho người bị buộc tội dưới 18 tuổi.

Người bị buộc tội dưới 18 tuổi có quyền thay đổi người bào chữa không?

Căn cứ Điều 77 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc thay đổi hoặc từ chối người bào chữa

Thay đổi hoặc từ chối người bào chữa
1. Những người sau đây có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa:
a) Người bị buộc tội;
b) Người đại diện của người bị buộc tội;
c) Người thân thích của người bị buộc tội.
Mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này.
2. Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong giai đoạn điều tra có đề nghị từ chối người bào chữa do người thân thích của họ nhờ thì Điều tra viên phải cùng người bào chữa đó trực tiếp gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc từ chối.
3. Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này, người bị buộc tội và người đại diện hoặc người thân thích của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa.
Trường hợp thay đổi người bào chữa thì việc chỉ định người bào chữa khác được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 76 của Bộ luật này.
Trường hợp từ chối người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lập biên bản về việc từ chối người bào chữa của người bị buộc tội hoặc người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này và chấm dứt việc chỉ định người bào chữa.

Chiếu theo quy định này, người đại diện của người bị buộc tội dưới 18 tuổi được quyền thay đổi người bào chữa nhưng phải có sự đồng ý của người bị buộc tội.

Trong trường hợp thay đổi người bào chữa thì Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ yêu cầu hoặc đề nghị cử người bào chữa thuộc một trong các cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Khi kiểm sát việc thực hiện quyền bào chữa của người bị buộc tội, Kiểm sát viên cần lưu ý những gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 11 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:

Kiểm sát việc bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng
...
2. Khi kiểm sát việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của người bị buộc tội, Kiểm sát viên cần chú ý các nội dung sau:
a) Kiểm sát chặt chẽ việc chuyển đơn yêu cầu người bào chữa của cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ; việc thông báo cho người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam về việc người đại diện hoặc người thân thích của họ đã có đơn yêu cầu nhờ người bào chữa theo đúng quy định tại Điều 75 Bộ luật Tố tụng hình sự; việc bảo đảm quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa theo quy định tại Điều 77 Bộ luật Tố tụng hình sự;
b) Trường hợp người bị buộc tội thuộc diện được chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự mà Cơ quan có thẩm quyền điều tra không yêu cầu hoặc đề nghị chỉ định người bào chữa thì Kiểm sát viên yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra ra văn bản yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức có liên quan cử người bào chữa; nếu Cơ quan có thẩm quyền điều tra không thực hiện thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức có liên quan cử người bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa. Việc thay đổi người bào chữa do cơ quan đã yêu cầu hoặc đề nghị chỉ định người bào chữa xem xét, giải quyết; việc từ chối người bào chữa phải được lập biên bản và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chấm dứt việc chỉ định người bào chữa.

Theo đó, ngoài trách nhiệm trong việc kiểm sát chặt chẽ việc chuyển đơn yêu cầu người bào chữa của cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị buộc tội thì Kiểm sát viên còn có nghĩa vụ báo cáo, đề xuất cấp lãnh đạo ra văn bản yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức có liên quan cử người bào chữa cho người bị buộc tội theo quy định tại khoản 2 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Người bào chữa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Luật sư bị từ chối cấp Giấy chứng nhận người bào chữa trong trường hợp nào? Ai có quyền lựa chọn người bào chữa?
Pháp luật
Điều kiện để luật sư được cấp giấy chứng nhận người bào chữa khi tham gia tố tụng hình sự là gì?
Pháp luật
Người bị bắt từ chối người bào chữa do người thân thích của họ nhờ thì Điều tra viên phải xử lý như thế nào?
Pháp luật
Cha muốn làm người bào chữa cho con dưới 18 tuổi thì cần phải có chứng chỉ hành nghề luật sư không?
Pháp luật
Một người bào chữa được quyền bào chữa cho nhiều bị cáo trong cùng một vụ án hình sự hay không?
Pháp luật
Viện Kiểm sát chỉ định người bào chữa cho bị can khi nào? Bị can có quyền từ chối người bào chữa do Viện Kiểm sát chỉ định không?
Pháp luật
Chỉ có luật sư mới được làm người bào chữa đúng không? Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam có thể trở thành người bào chữa không?
Pháp luật
Bào chữa viên nhân dân là ai? Khi đăng ký bào chữa thì bào chữa viên nhân dân xuất trình giấy tờ nào?
Pháp luật
Người bị buộc tội có được quyền từ chối luật sư bào chữa hay không? Những trường hợp nào phải chỉ định người bào chữa mặc dù người bị buộc tội không yêu cầu?
Pháp luật
Người bào chữa của người bị tạm giữ có được làm người làm chứng hay không? Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ theo quy định mới nhất hiện nay như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người bào chữa
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
670 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người bào chữa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: