Khi không đồng ý với kết luận thanh tra, đối tượng thanh tra có thể khiếu nại lên chủ tịch thị xã hay thanh tra tỉnh?
Khi không đồng ý với kết luận thanh tra thì tiến hành khiếu nại hay tố cáo?
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011.
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 quy định:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực."
Theo đó, khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
Kết luận thanh tra là một văn bản hành chính do cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; phản ánh toàn diện, đầy đủ về kết quả cuộc thanh tra. Như vậy, khi không đồng ý với kết luận thanh tra thì bạn có thể khiếu nại kết luận thanh tra.
Kết luận thanh tra (Hình từ Internet)
Đối tượng thanh tra có quyền khiếu nại kết luận thanh tra không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 57 Luật Thanh tra 2010 quy định về quyền của đối tượng thanh tra như sau:
"Điều 57. Quyền của đối tượng thanh tra
1. Đối tượng thanh tra có quyền sau đây:
a) Giải trình về vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra;
b) Khiếu nại về quyết định, hành vi của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra; khiếu nại về kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại;
c) Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân là đối tượng thanh tra có quyền tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật về tố cáo."
Theo đó, đối tượng thanh tra có quyền khiếu nại về quyết định, hành vi của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra; khiếu nại về kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Khi không đồng ý với kết luận thanh tra thì có thể khiếu nại lên chủ tịch thị xã hay thanh tra tỉnh?
Theo Điều 73 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định về giải quyết khiếu nại trong hoạt động thanh tra như sau:
"Điều 73. Giải quyết khiếu nại trong hoạt động thanh tra
1. Khiếu nại của đối tượng thanh tra đối với quyết định xử lý, hành vi của Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên khác của Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng thanh tra thì người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm xem xét, giải quyết.
2. Khiếu nại của đối tượng thanh tra đối với kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra khi có căn cứ cho rằng kết luận, quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thì Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước đã có kết luận hoặc quyết định xử lý có trách nhiệm xem xét, giải quyết.
3. Trong trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý, Thủ trưởng cơ quan thanh tra đã giải quyết nhưng đương sự còn khiếu nại thì việc giải quyết được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại."
Như vậy, khi có căn cứ cho rằng kết luận thanh tra đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có thể gửi đơn khiếu nại đến Thủ trưởng cơ quan thanh tra/Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước mà đã có kết luận thanh tra đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục thuê nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ thuộc cơ quan trung ương quản lý từ 2/12/2024 như thế nào?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã mới nhất là mẫu nào?
- Điều kiện đối với thành viên sáng lập quỹ tín dụng nhân dân từ ngày 20/12/2024 theo Nghị định 162 như thế nào?
- Mẫu quyết định giải thể hội mới nhất là mẫu nào? Quyết định giải thể hội có hiệu lực thì hội có bị chấm dứt hoạt động?
- Hàn the là chất gì? Hàn the có bị cấm không? Cơ sở sản xuất giò, chả có chứa hàn the bị phạt bao nhiêu tiền?