Khi khảo nghiệm tính ổn định giống ngô, kho lưu mẫu giống khảo nghiệm cần đáp ứng những yêu cầu gì? Phân nhóm giống khảo nghiệm như thế nào?
Kho lưu mẫu giống khảo nghiệm tính ổn định giống ngô cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13382-2:2021 quy định như sau:
Yêu cầu về khảo nghiệm
4.1 Yêu cầu về địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định giống ngô
- Tổ chức thử nghiệm giống, sản phẩm cây trồng được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động để kiểm tra chất lượng hạt giống gửi khảo nghiệm;
- Kho lưu mẫu giống khảo nghiệm và mẫu chuẩn: phải có thiết bị làm mát, điều chỉnh được nhiệt độ, ẩm độ. Đảm bảo nhiệt độ từ 5 °C đến 15 °C, độ ẩm tương đối từ 40 % đến 60 %. Thể tích kho tối thiểu 20 m3;
- Trang thiết bị phục vụ cho quá trình khảo nghiệm như: kính lúp, bảng so màu, máy tính, máy in, thiết bị ghi hình, phần mềm xử lý số liệu;
- Thiết bị, dụng cụ đo lường đã được kiểm định hoặc hiệu chuẩn định kỳ theo quy định, bao gồm: cân điện tử độ chính xác 0,1 g hoặc 0,01 g; cân có thể cân ít nhất 10 kg; máy đo độ ẩm hạt; dụng cụ đo nhiệt độ và độ ẩm, dụng cụ pH, kính hiển vi có độ phóng đại đến 400 lần;
- Vật dụng để thiết kế, triển khai thí nghiệm trên đồng ruộng như: thước, bình phun hoặc máy phun thuốc bảo vệ thực vật, bảng, biển hiệu phục vụ khảo nghiệm và các dụng cụ cần thiết khác;
- Trang bị bảo hộ lao động bao gồm: khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động, ủng, găng tay;
- Đủ diện tích đất để bố trí khảo nghiệm trên đồng ruộng, tối thiểu là 170 m2;
- Bộ mẫu chuẩn của các giống biết đến rộng rãi.
...
Theo yêu cầu về địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khảo nghiệm tính ổn định giống ngô được quy định cụ thể trên, kho lưu mẫu giống khảo nghiệm phải có thiết bị làm mát, điều chỉnh được nhiệt độ, ẩm độ. Đảm bảo nhiệt độ từ 5°C đến 15°C, độ ẩm tương đối từ 40% đến 60%. Thể tích kho tối thiểu 20m3.
Khảo nghiệm tính ổn định giống ngô (Hình từ Internet)
Khi khảo nghiệm tính ổn định giống ngô, khối lượng mẫu hạt giống gửi khảo nghiệm tối thiểu bao nhiêu kg?
Theo tiết 3.1.1 tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13382-2:2021 giải thích Giống khảo nghiệm (Candidate varieties) là giống mới được đăng ký khảo nghiệm.
Căn cứ theo tiết 4.3.1 tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13382-2:2021 quy định như sau:
Yêu cầu về khảo nghiệm
...
4.3 Vật liệu khảo nghiệm
4.3.1 Giống khảo nghiệm
4.3.1.1 Khối lượng mẫu hạt giống gửi khảo nghiệm
Phải đảm bảo đủ cho khảo nghiệm và lưu mẫu tối thiểu như sau:
Dòng tự phối: 1500 hạt/dòng;
Giống thụ phấn tự do và giống lai: 1 kg/giống.
Mẫu lưu được bảo quản tại tổ chức khảo nghiệm trong điều kiện theo quy định tại 4.1.
4.3.1.2 Chất lượng hạt giống gửi khảo nghiệm
Đảm bảo tối thiểu tương đương với cấp xác nhận đối với giống thụ phấn tự do hoặc chất lượng hạt lai F1 đối với ngô lai theo quy định hiện hành (ngoại trừ chỉ tiêu hạt khác giống).
Giống gửi khảo nghiệm không được xử lý bằng bất kỳ hình thức nào, trừ khi tổ chức khảo nghiệm yêu cầu và phải ghi lại đầy đủ thông tin trong quá trình xử lý.
4.3.1.3 Thời gian gửi giống khảo nghiệm
Tổ chức, cá nhân gửi giống khảo nghiệm trước thời vụ gieo trồng tối thiểu 20 ngày. Khi gửi giống phải có tờ khai theo quy định tại Phụ lục B.
Theo đó, khối lượng mẫu hạt giống gửi khảo nghiệm phải đảm bảo đủ cho khảo nghiệm và lưu mẫu tối thiểu như sau:
- Dòng tự phối: 1500 hạt/dòng;
- Giống thụ phấn tự do và giống lai: 1 kg/giống.
Mẫu lưu được bảo quản tại tổ chức khảo nghiệm trong điều kiện theo quy định.
Phân nhóm giống khảo nghiệm khi tiến hành khảo nghiệm tính ổn định giống ngô như thế nào?
Theo tiết 3.1.2 tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13382-2:2021 giải thích Giống đối chứng (Check varieties) là Giống được biết đến rộng rãi và cùng nhóm với giống khảo nghiệm.
Căn cứ theo tiểu mục 4.4 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13382-2:2021 quy định như sau:
Yêu cầu về khảo nghiệm
...
4.4 Phân nhóm giống khảo nghiệm
Theo nhóm: ngô tẻ hoặc ngô nếp hoặc ngô đường hoặc ngô nổ Theo các tính trạng đặc trưng:
a) Cờ: thời gian trỗ (tính trạng 8);
b) Cờ: sắc tố antoxian ở chân đế mày (tính trạng 9);
d) Bắp: sắc tố antoxian của râu (tính trạng 17);
e) Cây: chiều cao cây (tính trạng 24);
d) Bắp: dạng hạt (tính trạng 36);
e) Bắp: màu chính của lưng hạt (trừ ngô đường) (tính trạng 39);
f) Bắp: sắc tố antoxian của mày hạt trên lõi (tính trạng 41).
Như vậy, phân nhóm giống khảo nghiệm theo nhóm: ngô tẻ hoặc ngô nếp hoặc ngô đường hoặc ngô nổ Theo các tính trạng đặc trưng:
- Cờ: thời gian trỗ (tính trạng 8);
- Cờ: sắc tố antoxian ở chân đế mày (tính trạng 9);
- Bắp: sắc tố antoxian của râu (tính trạng 17);
- Cây: chiều cao cây (tính trạng 24);
- Bắp: dạng hạt (tính trạng 36);
- Bắp: màu chính của lưng hạt (trừ ngô đường) (tính trạng 39);
- Bắp: sắc tố antoxian của mày hạt trên lõi (tính trạng 41).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?