Khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ thì tài sản trang bị có thể xử lý theo hình thức thanh lý hay không?
- Tài sản tạo ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước được quản lý và sử dụng theo nguyên tắc gì?
- Khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ thì các tài sản trang bị có thể xử lý theo hình thức thanh lý hay không?
- Xử lý tài sản trang bị khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo trình tự thế nào?
Tài sản tạo ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước được quản lý và sử dụng theo nguyên tắc gì?
Theo Điều 4 Nghị định 70/2018/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành từ việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước phải thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Tài sản hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ ngân sách cấp là tài sản công. Việc quản lý, sử dụng thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
- Tài sản hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ ngân sách hỗ trợ là tài sản đồng sở hữu; việc quản lý, sử dụng tài sản được thực hiện theo thỏa thuận tại Hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các bên còn lại và thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ được phê duyệt theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
- Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản là kết quả của việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phải bảo đảm chặt chẽ, có hiệu quả; công khai, minh bạch.
- Tài sản hình thành thông qua việc triển khai nhiệm vụ ngân sách cấp hoặc ngân sách hỗ trợ là tài sản đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
- Khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước, tài sản hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt tiêu chuẩn là tài sản cố định được xử lý theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Xử lý tài sản trang bị khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo trình tự thế nào? (Hình từ Internet)
Khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ thì các tài sản trang bị có thể xử lý theo hình thức thanh lý hay không?
Tại Điều 7 Nghị định 70/2018/NĐ-CP quy định về hình thức sử lý tài sản trang bị khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ như sau:
Hình thức xử lý tài sản trang bị khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1. Giao tài sản cho tổ chức chủ trì:
a) Theo hình thức ghi tăng tài sản và giá trị tài sản cho tổ chức chủ trì là cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội;
b) Theo hình thức ghi tăng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đối với tổ chức chủ trì là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; hoặc doanh nghiệp có một phần vốn nhà nước trong trường hợp doanh nghiệp chấp nhận điều chỉnh cơ cấu vốn.
2. Bán trực tiếp cho tổ chức, cá nhân chủ trì:
a) Trường hợp tổ chức chủ trì quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này không nhận ghi tăng vốn và có văn bản đề nghị mua tài sản;
b) Doanh nghiệp không có vốn nhà nước và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
3. Giao quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân chủ trì trong trường hợp tổ chức, cá nhân chủ trì quy định tại Khoản 2 Điều này không nhận mua tài sản và được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, trừ nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia giao bộ, cơ quan trung ương quản lý), Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương (đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia được giao quản lý), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc địa phương quản lý) xem xét, quyết định trên cơ sở kết luận của Hội đồng nghiệm thu về khả năng tiếp tục phát huy, hoàn thiện kết quả, thương mại hóa công nghệ, sản phẩm và đề nghị của cơ quan được giao quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Tổ chức, cá nhân chủ trì có trách nhiệm hoàn trả giá trị tài sản thông qua việc thương mại hóa kết quả.
4. Trường hợp tổ chức, cá nhân chủ trì không nhận giao hoặc mua tài sản theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này thì xử lý theo các hình thức sau:
a) Điều chuyển cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội;
b) Bán;
c) Thanh lý;
d) Tiêu hủy.
Như vậy chỉ khi tổ chức, cá nhân chủ trì không nhận giao hoặc mua tài sản theo các hình thức được quy định tại khoản 1,2, khoản 3 Điều trên thì mới cân nhắc, xem xét xử lý theo hình thức thanh lý, bởi vì ngoài việc thanh lý còn có thể xử lý tài sản bằng cách điều chuyển, bán, tiêu hủy tài sản.
Xử lý tài sản trang bị khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo trình tự thế nào?
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 70/2018/NĐ-CP quy định về trình tự xử lý tài sản trong trường hợp này theo các bước như sau:
Bước 1: Bảo quản, kiểm kê, lập phương án xử lý tài sản
- Tổ chức, cá nhân chủ trì có trách nhiệm bảo quản tài sản và hồ sơ của tài sản từ ngày kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Hợp đồng hoặc từ ngày có quyết định chấm dứt thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho đến khi hoàn thành việc xử lý tài sản theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày nhiệm vụ khoa học và công nghệ kết thúc theo Hợp đồng hoặc ngày có quyết định chấm dứt thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tổ chức, cá nhân chủ trì phải hoàn thành việc kiểm kê tài sản, lập phương án xử lý tài sản, gửi cơ quan được giao quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Việc kiểm kê phải lập thành biên bản theo Mẫu do Bộ Tài chính ban hành
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phương án đề xuất của tổ chức, cá nhân chủ trì, cơ quan được giao quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ có trách nhiệm lập 01 bộ hồ gửi cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công của Bộ, cơ quan trung ương (đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ, cấp cơ sở thuộc trung ương quản lý); gửi Sở Tài chính (đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp cơ sở thuộc địa phương quản lý).
Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công của Bộ, cơ quan trung ương (đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp cơ sở thuộc trung ương quản lý); Sở Tài chính (đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp cơ sở thuộc địa phương quản lý) có trách nhiệm thẩm định phương án xử lý tài sản để:
- Thông báo cho cơ quan được giao quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong trường hợp việc xử lý tài sản thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhiệm vụ;
- Quyết định theo thẩm quyền trong trường hợp việc xử lý tài sản thuộc thẩm quyền của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công;
- Trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xử lý theo thẩm quyền;
- Báo cáo Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Tài chính quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Bước 4: Căn cứ phương án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan được giao quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ tổ chức thực hiện việc xử lý tài sản theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức phí thẩm định điều kiện hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam là bao nhiêu?
- Khái niệm cải tạo nhà ở theo quy định mới? Quy định về việc cải tạo nhà ở? Chủ sở hữu có được tự thực hiện việc cải tạo nhà ở?
- Mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ công chức mới nhất năm 2025? Tải mẫu quyết định bổ nhiệm file word?
- Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký nơi thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi nào?
- Mã số chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng có mấy chữ số? Có được cho thuê chứng chỉ hành nghề?