Ai có thẩm quyền thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan kết luận nhưng phát hiện có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật?
- Khi kết luận thanh tra có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật có được tiến hành thanh tra lại không?
- Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan kết luận nhưng phát hiện có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật được công bố khi nào?
- Ai có thẩm quyền thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan kết luận nhưng phát hiện có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật?
Khi kết luận thanh tra có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật có được tiến hành thanh tra lại không?
Căn cứ thanh tra lại theo khoản 2 Điều 48 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 48. Căn cứ thanh tra lại
Việc thanh tra lại được thực hiện khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong tiến hành thanh tra.
2. Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra.
3. Nội dung kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra.
4. Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, Thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật.
5. Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra."
Như vậy, khi có căn cứ có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra thì được tiến hành thanh tra lại theo quy định nêu trên.
Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan kết luận
Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan kết luận nhưng phát hiện có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật được công bố khi nào?
Căn cứ theo Điều 49 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 49. Quyết định thanh tra lại
1. Quyết định thanh tra lại bao gồm các nội dung quy định tại Điều 44, Điều 52 của Luật Thanh tra nhưng phải ghi rõ phạm vi, đối tượng, nội dung thanh tra lại
2. Chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày ký quyết định, người có thẩm quyền thanh tra lại phải gửi quyết định thanh tra lại cho người đã ký kết luận thanh tra, đối tượng thanh tra lại.
Quyết định thanh tra lại phải được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký và phải được Đoàn thanh tra lập biên bản."
Theo đó, chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày ký quyết định, người có thẩm quyền thanh tra lại phải gửi quyết định thanh tra lại cho người đã ký kết luận thanh tra, đối tượng thanh tra lại.
Quyết định thanh tra lại phải được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký và phải được Đoàn thanh tra lập biên bản.
Ai có thẩm quyền thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan kết luận nhưng phát hiện có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 42/2013/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 27. Thực hiện các nội dung khác về hoạt động thanh tra giáo dục
...
2. Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra giáo dục; hình thức thanh tra giáo dục; căn cứ ra quyết định thanh tra giáo dục; thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra giáo dục; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thanh tra lại; chuyển vụ việc có dấu hiệu tội phạm để khởi tố hình sự; công khai kết luận thanh tra giáo dục; chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra giáo dục; xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra giáo dục được thực hiện theo quy định của Luật thanh tra, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan."
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 25 Luật Thanh tra 2010 quy định như sau:
Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra sở
..
2. Chánh Thanh tra sở có quyền hạn sau đây:
...
b) Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Giám đốc sở giao;
..."
Đồng thời, theo Điều 47 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 47. Thẩm quyền thanh tra lại
1. Thanh tra lại là việc xem xét, đánh giá, xử lý kết luận thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình thanh tra, ra kết luận thanh tra.
...
5. Chánh Thanh tra sở quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Giám đốc sở giao."
Theo đó, Chánh Thanh tra sở quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Giám đốc sở giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?