Khi hoạt động ngoại hối chưa có quy định điều chỉnh thì các bên có thể áp dụng pháp luật nước ngoài không?

Cho hỏi: Khi hoạt động ngoại hối chưa có quy định điều chỉnh thì các bên có thể áp dụng pháp luật nước ngoài không? Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý về hoạt động ngoại hối? câu hỏi của anh T.K (Khánh Hòa).

Khi hoạt động ngoại hối chưa có quy định điều chỉnh thì các bên có thể áp dụng pháp luật nước ngoài không?

Căn cứ Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 giải thích về hoạt động ngoại hối như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8.Hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.
9.Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam.
10. Ngoại tệ tiền mặt bao gồm tiền giấy, tiền kim loại.
...

Dẫn chiếu đến Điều 5 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 quy định về việc áp dụng pháp luật về ngoại hối, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế như sau:

Áp dụng pháp luật về ngoại hối, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế
1. Hoạt động ngoại hối phải tuân theo quy định tại Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
3. Trường hợp hoạt động ngoại hối mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định thì các bên có thể thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế nếu việc áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế đó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Theo đó, trường hợp hoạt động ngoại hối mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định thì các bên có thể thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế nếu việc áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế đó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Như vậy, khi hoạt động ngoại hối chưa có quy định điều chỉnh thì các bên có thể áp dụng pháp luật nước ngoài.

Khi hoạt động ngoại hối chưa có quy định điều chỉnh thì các bên có thể áp dụng pháp luật nước ngoài không?

Khi hoạt động ngoại hối chưa có quy định điều chỉnh thì các bên có thể áp dụng pháp luật nước ngoài không? (hình từ internet)

Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý về hoạt động ngoại hối?

Tại Điều 40 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 quy định như sau:

Quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối, xây dựng và ban hành chính sách quản lý ngoại hối, hướng dẫn và thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ chứng từ và thông tin báo cáo.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Quy định trên có nêu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối, xây dựng và ban hành chính sách quản lý ngoại hối, hướng dẫn và thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ chứng từ và thông tin báo cáo.

Do đó, trách nhiệm quản lý về hoạt động ngoại hối là trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến chế độ thông tin báo cáo được quy định ra sao?

Tại Điều 42 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 quy định về chế độ thông tin báo cáo như sau:

Chế độ thông tin báo cáo
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm ban hành, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo, phân tích, dự báo và công bố thông tin về hoạt động ngoại hối.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì phối hợp với các bộ, ngành thu thập thông tin, số liệu nhằm phục vụ công tác quản lý ngoại hối của Nhà nước và lập cán cân thanh toán quốc tế.
Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm báo cáo các thông tin liên quan đến hoạt động ngoại hối cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân có hoạt động ngoại hối thực hiện việc cung cấp thông tin, số liệu theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng được phép theo quy định của pháp luật.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm báo cáo thông tin, số liệu về hoạt động ngoại hối cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm phục vụ công tác quản lý ngoại hối của Nhà nước và lập cán cân thanh toán quốc tế.

Đối chiếu với quy định này thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm ban hành, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo, phân tích, dự báo và công bố thông tin về hoạt động ngoại hối.

Cũng theo quy định này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì phối hợp với các bộ, ngành thu thập thông tin, số liệu nhằm phục vụ công tác quản lý ngoại hối của Nhà nước và lập cán cân thanh toán quốc tế.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
545 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào