Khi đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam thì pháp nhân thương mại có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
- Cá nhân khi đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
- Khi đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam thì pháp nhân thương mại có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
- Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự thế nào khi đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam?
Cá nhân khi đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
Căn cứ từ khoản 1 đến khoản 4 Điều 239 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a khoản 61 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam như sau:
Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam
1. Người nào đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đưa từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 3.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam chất thải nguy hại khác;
b) Đưa từ 70.000 kilôgam đến dưới 170.000 kilôgam chất thải khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đưa từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 10.000 kilôgam đến dưới 50.000 kilôgam chất thải nguy hại khác;
c) Đưa từ 170.000 kilôgam đến dưới 300.000 kilôgam chất thải khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Đưa 5.000 kilôgam trở lên chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc 50.000 kilôgam trở lên chất thải nguy hại khác;
b) Đưa 300.000 kilôgam trở lên chất thải khác.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
...
Theo quy định trên, tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm và khối lượng chất thải mà người phạm tội đưa vào lãnh thổ Việt Nam mà cá nhân này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với các khung hình phạt được quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều 239 nêu trên.
Đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Hình từ Internet)
Khi đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam thì pháp nhân thương mại có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại như sau:
Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ luật này.
Theo đó, khi đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam thì pháp nhân thương mại vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự thế nào khi đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam?
Theo khoản 5 Điều 239 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm b khoản 61 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam như sau:
Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam
...
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 01 năm;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.
...
Như vậy, tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm và khối lượng chất thải mà pháp nhân thương mại sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các khung hình phạt khác nhau được quy định tại khoản 5 Điều 239 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?