Khi có mâu thuẫn trong lời khai giữa nhiều người thì sẽ tiến hành đối chất? Quá trình tiến hành đối chất trong vụ án hình sự có được ghi âm, ghi hình hay không?
Hoạt động đối chất trong vụ án hình sự được thực hiện theo quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, việc đối chất được tiến hành như sau:
(1) Trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai người hay nhiều người mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn thì Điều tra viên tiến hành đối chất.
Trước khi tiến hành đối chất, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc đối chất. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc đối chất. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản đối chất.
(2) Nếu có người làm chứng hoặc bị hại tham gia thì trước khi đối chất Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối. Việc này phải ghi vào biên bản.
(3) Khi bắt đầu đối chất, Điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Sau khi nghe đối chất, Điều tra viên có thể hỏi thêm từng người.
- Trong quá trình đối chất, Điều tra viên có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật có liên quan; có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi lẫn nhau; câu hỏi và trả lời của những người này phải ghi vào biên bản.
- Chỉ sau khi những người tham gia đối chất đã khai xong mới được nhắc lại những lời khai trước đó của họ.
(4) Biên bản đối chất được lập theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Việc đối chất có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
(5) Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể tiến hành đối chất. Việc đối chất cũng được tiến hành theo quy định như trên.
Quá trình tiến hành đối chất trong vụ án hình sự có được ghi âm, ghi hình hay không?
Khi có mâu thuẫn trong lời khai giữa nhiều người thì sẽ tiến hành đối chất?
Tại khoản 1 Điều 189 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về hoạt động đối chất, theo đó trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai người hay nhiều người mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn thì Điều tra viên tiến hành đối chất.
Như vậy, theo quy định nêu trên, không phải cứ có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai người hay nhiều người thì sẽ tiến hành đối chất. Mà việc tiến hành đối chất sẽ được thực hiện khi có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai người hay nhiều người mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn thì Điều tra viên mới tiến hành hoạt động đối chất.
Biên bản đối chất được lập theo quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 133, Điều 178 và khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, biên bản đối chất được lập theo quy định như sau:
(1) Khi tiến hành hoạt động tố tụng phải lập biên bản theo mẫu thống nhất.
- Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành hoạt động đối chất, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động đối chất, người có thẩm quyền tiến hành đối chất, người tham gia đối chất hoặc người liên quan đến hoạt động đối chất, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.
(2) Biên bản phải có chữ ký của những người mà Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.
- Trường hợp người tham gia đối chất không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản.
- Trường hợp người tham gia đối chất không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia đối chất và chữ ký của người chứng kiến.
- Trường hợp người tham gia đối chất có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia đối chất khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.
(3) Điều tra viên, Cán bộ điều tra lập biên bản phải đọc biên bản cho người tham gia đối chất nghe, giải thích cho họ quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Ý kiến bổ sung, nhận xét được ghi vào biên bản; trường hợp không chấp nhận bổ sung thì ghi rõ lý do vào biên bản. Người tham gia đối chất, Điều tra viên, Cán bộ điều tra cùng ký tên vào biên bản.
- Trường hợp Kiểm sát viên, Kiểm tra viên lập biên bản thì biên bản được thực hiện theo quy định tại Điều này. Biên bản phải được chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án.
Quá trình tiến hành đối chất trong vụ án hình sự có được ghi âm, ghi hình hay không?
Theo khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về hoạt động đối chất, theo đó việc đối chất có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
Trên đây là những quy định pháp luật mới nhất liên quan đến những trường hợp sẽ tiến hành đối chất, quá trình đối chất có được ghi âm, ghi hình hay không.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề án của Kiểm toán nhà nước là gì? Thời hạn lấy ý kiến để xây dựng, hoàn thiện nội dung đề án của Kiểm toán nhà nước là bao lâu?
- Trình tự thủ tục Công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 2025 theo Quyết định 35 như thế nào?
- Thi đua chuyên đề là gì? Phạm vi tổ chức thi đua chuyên đề của Dân quân tự vệ được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần? Biên bản họp giải thể công ty cổ phần phải được gửi cho ai?
- Trách nhiệm khai báo sử dụng thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động? Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?