Khi có khiếu nại, tố cáo về điều tra tai nạn lao động thì việc điều tra lại thực hiện như thế nào?
Khi có khiếu nại, tố cáo về điều tra tai nạn lao động thì việc điều tra lại thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 143/2024/NĐ-CP có quy định về việc điều tra lại tai nạn lao động khi có khiếu nại, tố cáo như sau:
Theo đó, trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động, nếu có khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật thì việc điều tra lại tai nạn lao động thực hiện như sau:
(1) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, cơ quan thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền được quy định tại Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2018;
(2) Trường hợp người khiếu nại, tố cáo không nhất trí với ý kiến trả lời của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết nêu tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền điều tra lại tai nạn lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động để tiến hành điều tra lại tai nạn lao động; đồng thời thông báo bằng văn bản kết quả điều tra lại cho người khiếu nại hoặc tố cáo biết; trường hợp không tiến hành điều tra lại thì phải nêu rõ lý do;
(3) Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra tai nạn và Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh đã điều tra vụ tai nạn lao động có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Đoàn điều tra lại tai nạn lao động cấp trung ương đối với tai nạn xảy ra cho người lao động;
(4) Kết luận của Đoàn điều tra lại tai nạn lao động cấp trung ương là kết luận cuối cùng.
Ngoài ra, biên bản điều tra tai nạn lao động trước sẽ hết hiệu lực pháp lý khi biên bản điều tra lại tai nạn lao động được công bố.
Khi có khiếu nại, tố cáo về điều tra tai nạn lao động thì việc điều tra lại thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện điều tra tai nạn lao động chịu trách nhiệm chi trả những chi phí nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 143/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Chi phí điều tra, điều tra lại tai nạn lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Cơ quan có thẩm quyền điều tra, điều tra lại tai nạn lao động, cơ quan cử người tham gia đoàn điều tra, điều tra lại tai nạn lao động chi trả các khoản công tác phí cho người tham gia đoàn điều tra theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, điều tra lại tai nạn lao động chịu trách nhiệm chi trả các chi phí bao gồm: dựng lại hiện trường; chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân; trưng cầu giám định kỹ thuật, giám định pháp y (khi cần thiết); khám nghiệm tử thi; in ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động; phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động phục vụ quá trình điều tra tai nạn lao động; tổ chức cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động và các chi phí hợp lý liên quan đến điều tra tai nạn lao động của người lao động.
3. Các khoản chi phí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được hạch toán trong chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị; được thanh, quyết toán theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Chi phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động và văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều ra lại tai nạn lao động sẽ phải chịu trách nhiệm chi trả các chi phí bao gồm:
- Dựng lại hiện trường;
- Chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân;
- Trưng cầu giám định kỹ thuật, giám định pháp y (khi cần thiết);
- Khám nghiệm tử thi;
- In ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động;
- Phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động phục vụ quá trình điều tra tai nạn lao động;
- Tổ chức cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động
- Các chi phí hợp lý liên quan đến điều tra tai nạn lao động của người lao động.
Cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền yêu cầu điều tra lại các vụ tai nạn lao động không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 28 Nghị định 143/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội
1. Kiểm tra việc đóng, hưởng các chế độ hỗ trợ đối với người lao động.
2. Từ chối yêu cầu chi trả các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện không đúng quy định của pháp luật.
3. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật, quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
4. Yêu cầu điều tra lại các vụ tai nạn lao động.
5. Xử lý và kiến nghị xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ có thẩm quyền yêu cầu điều tra lại các vụ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 23 tháng 2 là ngày gì? Ngày 23 tháng 2 là cung gì? Ngày 23 tháng 2 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam?
- Điều kiện sản xuất vật liệu nổ quân dụng là gì? Không được dừng đỗ phương tiện vận chuyển vật liệu nổ quân dụng ở khu vực nào?
- 211 là tài khoản gì? Tài khoản 211 có kết cấu nội dung phản ánh như thế nào? Giá trị TSCĐ hữu hình phản ánh trên TK 211 theo nguyên giá đúng không?
- Giấy phép lái xe hết hạn 2025 bị phạt bao nhiêu? Mức phạt sử dụng bằng lái xe hết hạn đối với ô tô, xe máy 2025?
- Các nội dung Thông tư 01 hướng dẫn Nghị định 178 trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy gồm nội dung gì?