Khi Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập vắng mặt thì có được ủy quyền cho ai thực hiện chức năng của mình không?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập là ai?
- Ai có quyền bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập?
- Khi Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập vắng mặt thì có được ủy quyền cho ai thực hiện chức năng của mình không?
Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập là ai?
Theo điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 19/2022/TT-BKHCN (Có hiệu lực từ 15/03/2023), được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 228/QĐ-BKHĐT năm 2023 (Có hiệu lực từ 27/02/2023) quy định cơ cấu của Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Hội đồng quản lý có số lượng thành viên từ 05 đến 11 người, tổng số thành viên phải là số lẻ, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch (nếu có), Thư ký và các thành viên khác.
2. Thành phần Hội đồng quản lý
a) Chủ tịch Hội đồng là đại diện cơ quan hoặc cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp hoặc đại diện cơ quan cấp trên của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
b) Đại diện một số đơn vị cấp trên trực tiếp của tổ chức khoa học và công nghệ công lập về các lĩnh vực: kế hoạch-tài chính, tổ chức cán bộ, nghiệp vụ chuyên môn.
c) Người đứng đầu, 01 cấp phó của người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Đại diện lãnh đạo cấp ủy Đảng; Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của tổ chức khoa học và công nghệ công lập (nếu cần thiết).
3. Số lượng, cơ cấu, thành phần của Hội đồng quản lý do cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý quyết định cụ thể trên cơ sở quy định tại khoản 2 Điều này, yêu cầu thực tiễn, đặc thù của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Nhiệm kỳ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng quản lý không quá 05 (năm) năm.
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập là đại diện cơ quan hoặc cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp hoặc đại diện cơ quan cấp trên của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
Khi Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập vắng mặt thì có được ủy quyền cho ai thực hiện chức năng của mình không? (Hình từ Internet)
Ai có quyền bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập?
Theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 19/2022/TT-BKHCN (Có hiệu lực từ 15/03/2023) quy định như sau:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng quản lý
1. Bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thành viên của Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý của tổ chức khoa học và công nghệ công lập quyết định.
2. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thành viên của Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định của Đảng, pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý của tổ chức khoa học và công nghệ công lập có quyền quyết định bổ nhiệm Chủ tịch.
Khi Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập vắng mặt thì có được ủy quyền cho ai thực hiện chức năng của mình không?
Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 19/2022/TT-BKHCN (Có hiệu lực từ 15/03/2023) quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng quản lý
...
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý
a) Điều hành hoạt động và ký các văn bản theo ủy quyền.
b) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng quản lý theo quy định tại khoản 1 Điều này và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản lý
a) Điều hành Hội đồng quản lý thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
b) Tổ chức việc giám sát và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, kết quả hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; kết quả quản lý điều hành của người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
c) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động theo nhiệm kỳ và hằng năm, hằng quý của Hội đồng quản lý; lãnh đạo thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý.
d) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp Hội đồng quản lý; ủy quyền cho Phó chủ tịch chủ trì cuộc họp Hội đồng quản lý trong trường hợp vắng mặt; chỉ đạo chuẩn bị các chương trình, tài liệu cuộc họp hoặc lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản lý.
đ) Ký các văn bản của Hội đồng quản lý.
e) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định pháp luật hoặc theo quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
Như vậy, khi Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập vắng mặt thì chỉ được ủy quyền cho Phó chủ tịch chủ trì cuộc họp Hội đồng quản lý mà không được thay mình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản lý.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách 34 xã phường mới ở tỉnh Phú Yên sau sáp nhập với tỉnh Đắk Lắk được quy định như thế nào?
- Chính thức đáp án môn Vật Lý thi tốt nghiệp THPT 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chi tiết ra sao?
- Đáp án CHÍNH THỨC môn Văn tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo? Xem đáp án chính thức môn văn tốt nghiệp 2025?
- Tra cứu đáp án môn Sử tốt nghiệp THPT 2025 chính thức do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố như thế nào?
- CHÍNH THỨC Đáp án đề thi môn Địa THPT quốc gia 2025 của BGDĐT? Đáp án chính thức đề thi THPT quốc gia 2025 môn Địa?