Khi bị yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn người dân có quyền yêu cầu cảnh sát giao thông thổi vào máy đo trước hay không?
Khi bị yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn người dân có quyền yêu cầu cảnh sát giao thông thổi vào máy đo trước hay không?
Theo như quy định tại Điều 10 Nghị định 135/2021/NĐ-CP người dân có quyền giảm sát cảnh sát giao thông trong công tác bảo đảm an toàn trật tự cộng cộng. Cụ thể, người dân có thể giám sát:
- Việc thi hành các quy định của pháp luật trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Việc chấp hành quy định của Bộ Công an về quy tắc ứng xử của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ.
Việc Nhân dân giám sát cảnh sát giao thông bảo phải khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật, không được làm cản trở, ảnh hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ.
Quyền của người dân chỉ dừng lại ở việc giám sát theo quy định vừa nêu trên. Hiện tại theo quy định tại Nghị định 135/2021/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan khác thì không có quy định nèo về việc được yêu cầu cảnh sát giao thông thổi kiểm tra máy đo nồng độ cồn trước.
Do đó, khi đang tham gia giao thông và được cảnh sát giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn thì người dân phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Trường hợp nghi ngờ máy đo nồng độ cồn không chính xác thì có thể khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền.
Tải về mức phạt nồng độ cồn Tải
Khi bị yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn người dân có quyền yêu cầu cảnh sát giao thông thổi vào máy đo trước hay không? (Hình từ Internet)
Người dân có thể tiến hành giám sát cảnh sát giao thông thông qua những hình thức nào?
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 135/2021/NĐ-CP thì người dân có thể tiến hành giám sát cảnh sát giao thông thông qua những hình thức sau:
(1) Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.
(2) Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.
(3) Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ.
(4) Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
(5) Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;
- Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông);
- Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
Có bị phạt lỗi nồng độ cồn do sử dụng bia rượu từ ngày hôm trước không?
Các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông đường bộ được quy định tại Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019) như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.
3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.
4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.
5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.
6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
7. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.
8. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
9. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.
Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.
10. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.
...
Theo đó, pháp luật nghiêm cấm việc cá nhân điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, không phân biệt việc cá nhân đó mới dùng hay đã dùng bia rượu từ hôm trước.
Trường hợp đã dùng bia rượu ngày hôm qua nhưng khi được đô nồng độ cồn mà vẫn còn nồng độ cồn trong người thì cá nhân vẫn sẽ bị xử phạt theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên mới nhất? Tải về Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên của chi bộ?
- Mẫu Đơn đề nghị học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Cổ đông sáng lập của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là cổ đông như thế nào? Điều kiện đối với cổ đông sáng lập?
- Mẫu thông báo sửa chữa, bổ sung bản án hình sự mới nhất là mẫu nào? Tải về và hướng dẫn viết mẫu?
- Mẫu Thông báo phương án giải quyết nợ khi giải thể công ty? Công ty giải thể phải gửi phương án giải quyết nợ cho ai?