Khi bị tách, xoắn, hư hỏng khớp nối cừ trong quá trình hạ cừ của công trình thủy lợi thì xử lý như thế nào?
- Khi bị tách, xoắn, hư hỏng khớp nối cừ trong quá trình hạ cừ của công trình thủy lợi thì xử lý như thế nào?
- Trường hợp bị vỡ đầu cừ (đối với cừ bê tông cốt thép) trong quá trình hạ cừ của công trình thủy lợi thì xử lý như thế nào?
- Cừ đóng không đạt đến cao trình thiết kế trong quá trình hạ cừ của công trình thủy lợi thì cần làm gì?
Khi bị tách, xoắn, hư hỏng khớp nối cừ trong quá trình hạ cừ của công trình thủy lợi thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo tiết 10.2.1 tiểu mục 10.2 Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12634:2020 quy định như sau:
Các sự cố thường gặp và phương pháp khắc phục khi thi công cừ chống thấm
...
10.2 Sự cố trong quá trình hạ cừ
10.2.1 Trường hợp bị tách, xoắn, hư hỏng khớp nối cừ
Khi gặp trường hợp này cần dừng đóng cừ, tiến hành nhổ cừ để kiểm tra nguyên nhân. Nếu nguyên nhân là do cừ bị xiên khi đóng thì cần phải điều chỉnh lại hệ sàn đạo, bộ gông cừ, định vị bằng dây dọi trước khi hạ cừ. Nếu nguyên nhân là do dị vật rơi vào trong khớp nối cừ thì cần kiểm tra khớp nối cừ của các thanh còn lại đảm bảo sạch sẽ trước khi đóng. Với những thanh cừ như vậy cần rút lên ngay khi xảy ra sự cố nếu được để thay thế bằng các thanh cừ khác, đồng thời điều chỉnh hệ sàn đạo dẫn hướng, phương hạ cừ chính xác trước khi thi công thanh cừ thay thế. Khi việc nhổ thanh cừ sự cố không khả thi thì biện pháp xử lý chống thấm có thể sử dụng các giải pháp tham khảo như Hình B.1 đến B.4, Phụ lục B.
Xử lý khi thanh cừ bị tách khớp nối trong quá trình hạ cừ hay hợp long khi hạ cừ từ hai phía, giữa hai thanh cừ lúc này không còn liên kết kín nước dẫn tới tác dụng chống thấm của hàng cừ không được đảm bảo, biện pháp xử lý tham khảo Phụ lục B.
Xử lý khi thanh cừ gặp địa chất bất thường tại vị trí đặc thù như gặp vật cản mà không tiếp tục đóng được tới độ sâu thiết kế thi tiến hành khoan dẫn xuyên qua vật cản rồi xử lý, chi tiết tham khảo Phụ lục B. Sau đó cắt đỉnh thanh cừ sự cố tại đúng cao trình thiết kế.
Nếu toàn bộ tuyến cừ chống thấm đều gặp sự cố không hạ xuống tới cao trình thiết kế do điều kiện địa chất quá cứng thì cần báo cáo chủ đầu tư để có phương án thay đổi biện pháp chống thấm khác cho phù hợp với điều kiện địa chất khu vực bố trí công trình.
...
Như vậy, khi bị tách, xoắn, hư hỏng khớp nối cừ trong quá trình hạ cừ của công trình thủy lợi thì cần dừng đóng cừ, tiến hành nhổ cừ để kiểm tra nguyên nhân.
Nếu nguyên nhân là do cừ bị xiên khi đóng thì cần phải điều chỉnh lại hệ sàn đạo, bộ gông cừ, định vị bằng dây dọi trước khi hạ cừ.
Nếu nguyên nhân là do dị vật rơi vào trong khớp nối cừ thì cần kiểm tra khớp nối cừ của các thanh còn lại đảm bảo sạch sẽ trước khi đóng.
Với những thanh cừ như vậy cần rút lên ngay khi xảy ra sự cố nếu được để thay thế bằng các thanh cừ khác, đồng thời điều chỉnh hệ sàn đạo dẫn hướng, phương hạ cừ chính xác trước khi thi công thanh cừ thay thế.
Khi việc nhổ thanh cừ sự cố không khả thi thì biện pháp xử lý chống thấm có thể sử dụng các giải pháp tham khảo như Hình B.1 đến B.4, Phụ lục B Tiêu chuẩn này.
Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Trường hợp bị vỡ đầu cừ (đối với cừ bê tông cốt thép) trong quá trình hạ cừ của công trình thủy lợi thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo tiết 10.2.2 tiểu mục 10.2 Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12634:2020 quy định như sau:
Các sự cố thường gặp và phương pháp khắc phục khi thi công cừ chống thấm
...
10.2 Sự cố trong quá trình hạ cừ
...
10.2.2 Trường hợp bị vỡ đầu cừ (đối với cừ bê tông cốt thép)
Nguyên nhân là do gặp chướng ngại vật hoặc năng lượng thiết bị hạ cừ quá lớn so với quy mô cừ. Khi đó cần thay đổi thiết bị hạ cừ hoặc giải quyết chướng ngại vật rồi mới tiếp tục đóng cừ. Ngoài ra có thể sử dụng các biện pháp bảo vệ đầu cừ như chụp gỗ, chụp cao su vào đầu cừ trước khi hạ cừ. Với những thanh cừ bị biến dạng móp méo gãy vỡ trong quá trình thi công hạ cừ cần phát hiện kịp thời để thay thế bằng thanh cừ mới.
...
Theo đó, trường hợp bị vỡ đầu cừ (đối với cừ bê tông cốt thép) trong quá trình hạ cừ của công trình thủy lợi thì xử thì cần thay đổi thiết bị hạ cừ hoặc giải quyết chướng ngại vật rồi mới tiếp tục đóng cừ.
Ngoài ra có thể sử dụng các biện pháp bảo vệ đầu cừ như chụp gỗ, chụp cao su vào đầu cừ trước khi hạ cừ. Với những thanh cừ bị biến dạng móp méo gãy vỡ trong quá trình thi công hạ cừ cần phát hiện kịp thời để thay thế bằng thanh cừ mới.
Cừ đóng không đạt đến cao trình thiết kế trong quá trình hạ cừ của công trình thủy lợi thì cần làm gì?
Căn cứ theo tiết 10.2.2 tiểu mục 10.2 Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12634:2020 quy định như sau:
Các sự cố thường gặp và phương pháp khắc phục khi thi công cừ chống thấm
...
10.2 Sự cố trong quá trình hạ cừ
...
10.2.4 Trường hợp cừ đóng không đạt đến cao trình thiết kế
Trường hợp cừ không đóng được tới cao trình thiết kế có thể do gặp chướng ngại vật hoặc cừ bị xiên hướng. Trường hợp này cần dừng lại để xác định nguyên nhân. Nếu gặp lớp đất cứng có thể sử dụng biện pháp xói nước để hạ cừ. Trong trường hợp không hạ được cừ cần báo cáo chủ đầu tư, đề xuất với đơn vị tư vấn thiết kế biện pháp chống thấm khác.
...
Như vậy, cừ đóng không đạt đến cao trình thiết kế trong quá trình hạ cừ của công trình thủy lợi thì cần dừng lại để xác định nguyên nhân. Nếu gặp lớp đất cứng có thể sử dụng biện pháp xói nước để hạ cừ. Trong trường hợp không hạ được cừ cần báo cáo chủ đầu tư, đề xuất với đơn vị tư vấn thiết kế biện pháp chống thấm khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đào tạo thạc sĩ ở nước ngoài nhưng hình thức học trực tuyến thì có được công nhận để sử dụng chứng chỉ tại Việt Nam?
- Mẫu biên bản định giá tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp? Tải về file word mẫu biên bản định giá?
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?