Khi bên thực hiện hành vi bạo lực gia đình và bên bị xâm phạm tiến hành hòa giải thì phải thực hiện theo những nguyên tắc nào?
- Bên thực hiện hành vi bạo lực gia đình và bên bị xâm phạm đã hòa giải thành công thì người có hành vi bạo lực gia đình sẽ không bị xử lý?
- Khi tiến hành hòa giải giữa bên thực hiện hành vi bạo lực gia đình và bên bị xâm phạm phải có sự tham gia của tổ hòa giải ở cơ sở?
- Khi bên thực hiện hành vi bạo lực gia đình và bên bị xâm phạm tiến hành hòa giải thì phải thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Bên thực hiện hành vi bạo lực gia đình và bên bị xâm phạm đã hòa giải thành công thì người có hành vi bạo lực gia đình sẽ không bị xử lý?
Quy định về hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình được quy định tại Điều 17 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, theo đó:
Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình
1. Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình là việc người tiến hành hòa giải hướng dẫn các bên tự nguyện giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình để không làm phát sinh, tái diễn hành vi bạo lực gia đình.
Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình không thay thế biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình.
2. Việc hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Chủ động, kịp thời, kiên trì;
b) Tôn trọng sự tự nguyện của các bên và an toàn của người bị bạo lực gia đình;
c) Khách quan, bình đẳng, có lý, có tình, phù hợp với quy định của pháp luật và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam;
d) Bảo đảm bí mật thông tin về đời sống riêng tư của các thành viên gia đình được hòa giải;
đ) Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
Theo đó, khi tiến hành hòa giải thì các bên tự nguyện giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình với nhau để hành vi bạo lực không tiếp diễn; Nhưng không đồng nghĩa với việc hòa giải sẽ thay thế biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình.
Do đó, ngay cả khi bên thực hiện hành vi bạo lực gia đình và bên bị xâm phạm đã hòa giải thành công thì người có hành vi bạo lực gia đình vẫn sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Bên thực hiện hành vi bạo lực gia đình và bên bị xâm phạm đã hòa giải thành công thì người có hành vi bạo lực gia đình sẽ không bị xử lý? (Hình từ Internet)
Khi tiến hành hòa giải giữa bên thực hiện hành vi bạo lực gia đình và bên bị xâm phạm phải có sự tham gia của tổ hòa giải ở cơ sở?
Chủ thể tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 18 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, theo đó:
Chủ thể tiến hành hòa giải
1. Thành viên gia đình, dòng họ có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp nhằm phòng ngừa hành vi bạo lực gia đình phát sinh hoặc tái diễn.
Trong trường hợp cần thiết có thể mời chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, người thân, người trong cơ quan, tổ chức của chủ thể có mâu thuẫn, tranh chấp và người được đào tạo hoặc có kinh nghiệm về công tác xã hội, tâm lý học, người có kinh nghiệm trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình tham gia hòa giải.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa người thuộc cơ quan, tổ chức đó với thành viên gia đình của họ khi có đề nghị của thành viên gia đình; trường hợp cần thiết thì phối hợp với cơ quan, tổ chức ở địa phương để hòa giải.
3. Tổ hòa giải ở cơ sở có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp và vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức, cá nhân khác hướng dẫn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình cho hòa giải viên của Tổ hòa giải ở cơ sở.
Như vậy, tổ hòa giải chỉ có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp và vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở.
Đối với những thành viên trong gia đình khi hòa giải ở gia đình thì dòng họ có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra, không nhất thiết phải có người đứng ra chủ trì hòa giải.
Chỉ trong trường hợp cần thiết thì theo nhu cầu và hoàn cảnh thì có thể mời những người có uy tín, người thân, cơ quan, tổ chức đứng ra làm người chủ trì việc hòa giải.
Khi bên thực hiện hành vi bạo lực gia đình và bên bị xâm phạm tiến hành hòa giải thì phải thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải được quy định tại Điều 4 Luật Hoà giải cơ sở 2013, theo đó:
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở
1. Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở.
2. Bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi.
3. Khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 10 của Luật này.
4. Tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
5. Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.
6. Không lợi dụng hòa giải ở cơ sở để ngăn cản các bên liên quan bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật hoặc trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý về hình sự.
Như vậy, việc hoà giải cơ sở trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với bên thực hiện hành vi bạo lực gia đình và bên bị xâm phạm cần phải đảm bảo những nguyên tắc nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp tổ đảng đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm 2024 thế nào? Tải về Mẫu biên bản họp tổ đảng đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm 2024?
- Hướng dẫn tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất? Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất?
- Hướng dẫn xác định mức lương tối thiểu vùng? Tiền lương có được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng?
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong công tác xây dựng pháp luật cần có trách nhiệm như thế nào?
- Thành viên đoàn kiểm tra giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương không được nhận định đánh giá khi chưa được sự đồng ý của ai?