Khi bà mẹ Việt Nam anh hùng chết thì hồ sơ giải quyết chế độ mai táng phí được quy định gồm những gì?
Mức hưởng mai táng phí khi bà mẹ Việt Nam anh hùng mất được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định như sau:
"Điều 3. Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
1. Người có công với cách mạng bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Liệt sĩ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
k) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ."
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 4 Điều 6 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định như sau:
"Điều 6. Nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng
[...] 4. Người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại khoản 12 Điều 16 và khoản 1 Điều 31 của Pháp lệnh này chết thì người hoặc tổ chức thực hiện mai táng được hưởng trợ cấp mai táng theo mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trường hợp thuộc nhiều đối tượng thì chỉ hưởng một trợ cấp mai táng.
Trường hợp các đối tượng quy định tại khoản này đồng thời thuộc đối tượng hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trường hợp đồng thời thuộc đối tượng được hưởng chế độ mai táng do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật khác thì hưởng một chế độ mai táng với mức cao nhất."
Như vậy, dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; bà ngoại bạn là bà mẹ Việt Nam anh hùng có 2 người con liệt sỹ, bà mới từ trần đầu năm 2022.
Do đó, người tổ chức mai táng sẽ được nhận trợ cấp mai táng như các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì trợ cấp mai táng bằng 10 lần lương cơ sở (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng); tương đương 14.900.000 đồng.
Bà mẹ Việt Nam anh hùng (Hình từ Internet)
Hồ sơ nhận tiền trợ cấp mai táng phí khi bà mẹ Việt Nam anh hùng gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
"Điều 39. Hồ sơ, thủ tục hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần
1. Hồ sơ
a) Bản khai của đại diện thân nhân (kèm biên bản ủy quyền) hoặc người tổ chức mai táng (Mẫu TT1);
b) Giấy chứng tử;
c) Hồ sơ của người có công với cách mạng;
d) Quyết định trợ cấp và giải quyết mai táng phí (Mẫu TT2).
2. Thủ tục
a) Đại diện thân nhân hoặc người tổ chức mai táng có trách nhiệm lập bản khai kèm bản sao giấy chứng tử, gửi Ủy ban nhân dân, cấp xã;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản này, có trách nhiệm xác nhận bản khai, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kèm các giấy tờ theo quy định;
c) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập phiếu báo giảm và tổng hợp danh sách gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Điểm c Khoản này, có trách nhiệm đối chiếu, ghép hồ sơ người có công đang quản lý với hồ sơ đề nghị hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần và ra quyết định."
Theo đó, gia đình bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau để yêu cầu giải quyết trợ cấp mai táng phí khi bà mẹ Việt Nam anh hùng mất:
- Bản khai của người tổ chức mai táng (Mẫu TT1);
- Giấy chứng tử;
- Hồ sơ của bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Quyết định giải quyết mai táng phí (Mẫu TT2).
Trợ cấp đối với thân nhân khi bà mẹ Việt Nam anh hùng mất được giải quyết như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 131/2021/NĐ-CP như sau:
"Điều 31. Thời điểm hưởng
1. Bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng trợ cấp, phụ cấp hằng tháng kể từ tháng Chủ tịch nước ký quyết định.
2. Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi theo mức quy định tại thời điểm Chủ tịch nước ký quyết định."
Theo quy định trên khi bà ngoại bạn là bà mẹ Việt Nam anh hùng mất thì đại diện thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp một lần từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi theo mức quy định tại thời điểm Chủ tịch nước ký quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời nói đầu của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Quyền con người và quyền công dân bị hạn chế khi nào?
- Công dân Việt Nam là thành viên Ban vận động thành lập hội phải đáp ứng điều kiện gì? Ban vận động gồm những thành phần nào?
- Công văn 8976/CĐBVN-QLVT công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp đổi GPLX theo phân hạng GPLX mới ra sao?
- Nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu là gì? Nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu trực tiếp tham gia thị trường điện đúng không?
- Thực hiện chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73: phân loại xét thưởng cán bộ, công chức, viên chức thế nào?