Khảo nghiệm tính đồng nhất giống ngô tối thiểu bao nhiêu vụ? Bố trí thí nghiệm khảo nghiệm như thế nào?
Khi khảo nghiệm tính đồng nhất giống ngô, chất lượng hạt giống gửi khảo nghiệm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiết 4.3.1 tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13382-2:2021 quy định như sau:
Yêu cầu về khảo nghiệm
...
4.3 Vật liệu khảo nghiệm
4.3.1 Giống khảo nghiệm
4.3.1.1 Khối lượng mẫu hạt giống gửi khảo nghiệm
Phải đảm bảo đủ cho khảo nghiệm và lưu mẫu tối thiểu như sau:
Dòng tự phối: 1500 hạt/dòng;
Giống thụ phấn tự do và giống lai: 1 kg/giống.
Mẫu lưu được bảo quản tại tổ chức khảo nghiệm trong điều kiện theo quy định tại 4.1.
4.3.1.2 Chất lượng hạt giống gửi khảo nghiệm
Đảm bảo tối thiểu tương đương với cấp xác nhận đối với giống thụ phấn tự do hoặc chất lượng hạt lai F1 đối với ngô lai theo quy định hiện hành (ngoại trừ chỉ tiêu hạt khác giống).
Giống gửi khảo nghiệm không được xử lý bằng bất kỳ hình thức nào, trừ khi tổ chức khảo nghiệm yêu cầu và phải ghi lại đầy đủ thông tin trong quá trình xử lý.
4.3.1.3 Thời gian gửi giống khảo nghiệm
Tổ chức, cá nhân gửi giống khảo nghiệm trước thời vụ gieo trồng tối thiểu 20 ngày. Khi gửi giống phải có tờ khai theo quy định tại Phụ lục B.
Theo đó, chất lượng hạt giống gửi khảo nghiệm tính đồng nhất giống ngô phải đảm bảo tối thiểu tương đương với cấp xác nhận đối với giống thụ phấn tự do hoặc chất lượng hạt lai F1 đối với ngô lai theo quy định hiện hành (ngoại trừ chỉ tiêu hạt khác giống).
Giống gửi khảo nghiệm không được xử lý bằng bất kỳ hình thức nào, trừ khi tổ chức khảo nghiệm yêu cầu và phải ghi lại đầy đủ thông tin trong quá trình xử lý.
Khảo nghiệm tính đồng nhất giống ngô (Hình từ Internet)
Khảo nghiệm tính đồng nhất giống ngô tối thiểu bao nhiêu vụ? Bố trí thí nghiệm khảo nghiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13382-2:2021 quy định như sau:
Phương pháp khảo nghiệm
5.1 Cách tiến hành
5.1.1 Thời gian khảo nghiệm
Tối thiểu 2 vụ có điều kiện tương tự.
5.1.2 Điểm khảo nghiệm
Bố trí 1 điểm khảo nghiệm, nếu có tính trạng không thể đánh giá được ở điểm đó thì có thể bố trí thêm một điểm bổ sung.
5.1.3 Bố trí thí nghiệm
Diện tích ô thí nghiệm cho 1 giống khảo nghiệm là 28 m2 (2 lần nhắc lại).
Thí nghiệm được bố trí tối thiểu 2 lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc lại:
- Đối với các dòng tự phối: trồng 2 hàng, mỗi hàng 15 cây, khoảng cách gieo: Hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 35 cm;
- Đối với giống thụ phấn tự do và giống lai: Trồng 4 hàng, mỗi hàng 15 cây, khoảng cách gieo: hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 35 cm.
5.1.4 Các biện pháp kỹ thuật
Áp dụng theo TCVN 13381-2: 2021
Như vậy, tiến hành khảo nghiệm tính đồng nhất giống ngô tối thiểu 02 vụ có điều kiện tương tự.
Bố trí 1 điểm khảo nghiệm, nếu có tính trạng không thể đánh giá được ở điểm đó thì có thể bố trí thêm một điểm bổ sung.
Bố trí thí nghiệm như sau:
- Diện tích ô thí nghiệm cho 1 giống khảo nghiệm là 28 m2 (2 lần nhắc lại).
- Thí nghiệm được bố trí tối thiểu 2 lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc lại:
+ Đối với các dòng tự phối: trồng 2 hàng, mỗi hàng 15 cây, khoảng cách gieo: Hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 35 cm;
+ Đối với giống thụ phấn tự do và giống lai: Trồng 4 hàng, mỗi hàng 15 cây, khoảng cách gieo: hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 35 cm.
Phương pháp đánh giá tính đồng nhất giống ngô như thế nào?
Căn cứ theo tiết 5.2.3 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13382-2:2021 quy định như sau:
Phương pháp khảo nghiệm
...
5.2 Phương pháp đánh giá
..
5.2.3 Đánh giá tính đồng nhất
Phương pháp chủ yếu đánh giá tính đồng nhất căn cứ vào tỷ lệ cây khác dạng của tất cả cây trên ô thí nghiệm.
Dòng tự phối và giống lai đơn: tính đồng nhất của giống khảo nghiệm được đánh giá thông qua tỷ lệ cây khác dạng trên tổng số cây trên ô thí nghiệm. Áp dụng quần thể chuẩn với tỷ lệ cây khác dạng tối đa là 1 % với dòng tự phối, 3 % với giống lai đơn ở độ tin cậy tối thiểu 95 %, số cây khác dạng tối đa cho phép của thí nghiệm (2 lần nhắc) như sau:
Dòng tự phối (60 cây): 2 cây;
Giống lai đơn (120 cây): 7 cây.
Giống lai 3, lai kép, lai nhiều dòng và các giống thụ phấn tự do: tính đồng nhất của giống khảo nghiệm được so sánh trực tiếp với giống đối chứng. Tỷ lệ cây khác dạng không được vượt quá giống đối chứng.
Như vậy, phương pháp chủ yếu đánh giá tính đồng nhất giống ngô căn cứ vào tỷ lệ cây khác dạng của tất cả cây trên ô thí nghiệm. Đồng thời, đáp ứng các yêu cầu được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?