Khai thác khoáng sản trong hành lang bảo vệ nguồn nước mà không có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường thì xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Tôi làm nghề khai thác khoáng sản. Hiện tôi đang thắc mắc rằng có được khai thác khoáng sản trong hành lang bảo vệ nguồn nước hay không? Khai thác khoáng sản trong hành lang bảo vệ nguồn nước bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Câu hỏi của Minh Chức (Vĩnh Long)

Từng đoạn hành lang bảo vệ nguồn nước có từng chức năng khác nhau được hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 43/2015/NĐ-CP quy định hành lang bảo vệ nguồn nước được lập để thực hiện các chức năng sau đây:

(1) Bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước.

(2) Phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước.

(3) Bảo vệ, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước.

(4) Tạo không gian cho các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, bảo tồn và phát triển các giá trị về lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng liên quan đến nguồn nước.

Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 43/2015/NĐ-CP cũng có quy định chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định được xác định cho toàn bộ hành lang hoặc từng đoạn của hành lang theo yêu cầu bảo vệ nguồn nước.

Như vậy, tùy vào yêu cầu bảo vệ nguồn nước mà từng đoạn hành lang mà cũng có thể có từng chức năng riêng tùy vào các yêu cầu cụ thể.

Hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định pháp luật có những chức năng nào?

Hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định pháp luật có những chức năng nào? (Hình từ Internet)

Có được khai thác khoáng sản trong hành lang bảo vệ nguồn nước hay không?

Căn cứ Điều 15 Nghị định 43/2015/NĐ-CP quy định yêu cầu đối với các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước như sau:

Yêu cầu đối với các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước
1. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Không được gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa;
b) Không làm ảnh hưởng đến các chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi trường sinh thái trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước;
d) Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường về ảnh hưởng đến chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước khi thực hiện các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước sau đây:
a) Xây dựng kho bãi, bến, cảng, cầu, đường giao thông, các công trình ngầm và công trình kết cấu hạ tầng khác;
b) San, lấp, kè bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, trừ trường hợp xây dựng công trình cấp bách phục vụ phòng, chống, khắc phục thiên tai;
c) Khoan, đào phục vụ hoạt động điều tra, khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ;
d) Khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng.

Như vậy theo quy định trên, việc khai thác khoáng sản trong hành lang bảo vệ nguồn nước phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường về ảnh hưởng đến chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước.

Khai thác khoáng sản trong hành lang bảo vệ nguồn nước mà không có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường thì xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Căn cứ Điều 26 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) quy định vi phạm các quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước như sau:

Vi phạm các quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước
...
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây mà không có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường, trừ các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi:
a) Xây dựng kho bãi, bến, cảng, cầu, đường giao thông, các công trình ngầm và công hình kết cấu hạ tầng khác;
b) San, lấp, kè bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, trừ trường hợp xây dựng công trình cấp bách phục vụ phòng, chống, khắc phục thiên tai, công trình phòng, chống sạt lở, chỉnh trị ở các tuyến sông có đê, công trình phòng, chống thiên tai;
c) Khoan, đào phục vụ hoạt động điều tra, khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ;
d) Khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng mới bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hoá chất độc hại, cơ sở sản xuất, chế biến có nước thải nguy hại trong hành lang bảo vệ nguồn nước.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phá dỡ công trình vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.

Đồng thời, căn cứ Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) quy định áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính như sau:

Áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính
1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
3. Đối với trường hợp khai thác khoáng sản không có giấy phép thuộc hành lang bảo vệ công trình kết cấu hạ tầng thì ngoài áp dụng mức phạt theo quy định tại Nghị định này thì còn xem xét áp dụng xử phạt theo pháp luật chuyên ngành.

Như vậy, theo quy định trên, hành vi khai thác khoáng sản trong hành lang bảo vệ nguồn nước mà không có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

Lưu ý: mức xử phạt này chỉ áp dụng đối với cá nhân. Trong trường hợp chủ thể vi phạm là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp 02 lần mức phạt của cá nhân.

Đồng thời, còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả sau:

(1) Buộc phá dỡ công trình vi phạm .

(2) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước nếu hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.

Ngoài ra, hành vi này còn có thể xem xét áp dụng xử phạt theo pháp luật chuyên ngành.


Khai thác khoáng sản Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khai thác khoáng sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Từ 15/7/2023, có 03 trường hợp khai thác khoáng sản được miễn phí bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên đối với khai thác khoáng sản? Thuế tài nguyên có khai quyết toán thuế hằng năm không?
Pháp luật
Đất để thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc nhóm đất nào? Đối tượng nào được Nhà nước cho thuê đất để thăm dò, khai thác khoáng sản?
Pháp luật
Khi ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản có phải tính yếu tố trượt giá không?
Pháp luật
Hợp tác xã hoạt động khai thác khoáng sản có được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?
Pháp luật
Tạm ngừng hoạt động khai thác khoáng sản một thời gian có cần xin Giấy phép mới khi hoạt động lại không?
Pháp luật
Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường là gì? Nhà nước có được thu hồi đất để khai thác khoáng sản không?
Pháp luật
Điều kiện để khai thác cát đá sỏi cần thực hiện những gì? Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được quy định như thế nào?
Pháp luật
Không có giấy phép khai thác tài nguyên khoáng sản sẽ bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào? Thu lợi bất chính từ việc thăm dò khoáng sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Điều kiện chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản là gì? Hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cần những gì và thực hiện trong bao lâu?
Pháp luật
Điều kiện, thủ tục xin cấp Giấy phép khai thác suối nước nóng cần thực hiện những gì? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khai thác khoáng sản
1,192 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khai thác khoáng sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khai thác khoáng sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào