Khai thác khoáng sản trong hành lang bảo vệ nguồn nước mà không có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường thì xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Từng đoạn hành lang bảo vệ nguồn nước có từng chức năng khác nhau được hay không?
- Có được khai thác khoáng sản trong hành lang bảo vệ nguồn nước hay không?
- Khai thác khoáng sản trong hành lang bảo vệ nguồn nước mà không có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường thì xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Từng đoạn hành lang bảo vệ nguồn nước có từng chức năng khác nhau được hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 43/2015/NĐ-CP quy định hành lang bảo vệ nguồn nước được lập để thực hiện các chức năng sau đây:
(1) Bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước.
(2) Phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước.
(3) Bảo vệ, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước.
(4) Tạo không gian cho các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, bảo tồn và phát triển các giá trị về lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng liên quan đến nguồn nước.
Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 43/2015/NĐ-CP cũng có quy định chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định được xác định cho toàn bộ hành lang hoặc từng đoạn của hành lang theo yêu cầu bảo vệ nguồn nước.
Như vậy, tùy vào yêu cầu bảo vệ nguồn nước mà từng đoạn hành lang mà cũng có thể có từng chức năng riêng tùy vào các yêu cầu cụ thể.
Hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định pháp luật có những chức năng nào? (Hình từ Internet)
Có được khai thác khoáng sản trong hành lang bảo vệ nguồn nước hay không?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 43/2015/NĐ-CP quy định yêu cầu đối với các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước như sau:
Yêu cầu đối với các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước
1. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Không được gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa;
b) Không làm ảnh hưởng đến các chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi trường sinh thái trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước;
d) Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường về ảnh hưởng đến chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước khi thực hiện các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước sau đây:
a) Xây dựng kho bãi, bến, cảng, cầu, đường giao thông, các công trình ngầm và công trình kết cấu hạ tầng khác;
b) San, lấp, kè bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, trừ trường hợp xây dựng công trình cấp bách phục vụ phòng, chống, khắc phục thiên tai;
c) Khoan, đào phục vụ hoạt động điều tra, khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ;
d) Khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng.
Như vậy theo quy định trên, việc khai thác khoáng sản trong hành lang bảo vệ nguồn nước phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường về ảnh hưởng đến chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước.
Khai thác khoáng sản trong hành lang bảo vệ nguồn nước mà không có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường thì xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) quy định vi phạm các quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước như sau:
Vi phạm các quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước
...
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây mà không có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường, trừ các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi:
a) Xây dựng kho bãi, bến, cảng, cầu, đường giao thông, các công trình ngầm và công hình kết cấu hạ tầng khác;
b) San, lấp, kè bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, trừ trường hợp xây dựng công trình cấp bách phục vụ phòng, chống, khắc phục thiên tai, công trình phòng, chống sạt lở, chỉnh trị ở các tuyến sông có đê, công trình phòng, chống thiên tai;
c) Khoan, đào phục vụ hoạt động điều tra, khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ;
d) Khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng mới bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hoá chất độc hại, cơ sở sản xuất, chế biến có nước thải nguy hại trong hành lang bảo vệ nguồn nước.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phá dỡ công trình vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
Đồng thời, căn cứ Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) quy định áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính như sau:
Áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính
1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
3. Đối với trường hợp khai thác khoáng sản không có giấy phép thuộc hành lang bảo vệ công trình kết cấu hạ tầng thì ngoài áp dụng mức phạt theo quy định tại Nghị định này thì còn xem xét áp dụng xử phạt theo pháp luật chuyên ngành.
Như vậy, theo quy định trên, hành vi khai thác khoáng sản trong hành lang bảo vệ nguồn nước mà không có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Lưu ý: mức xử phạt này chỉ áp dụng đối với cá nhân. Trong trường hợp chủ thể vi phạm là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp 02 lần mức phạt của cá nhân.
Đồng thời, còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
(1) Buộc phá dỡ công trình vi phạm .
(2) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước nếu hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
Ngoài ra, hành vi này còn có thể xem xét áp dụng xử phạt theo pháp luật chuyên ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?