Khai thác gỗ rừng phòng hộ trái phép thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA có bị phạt tù hay không?
- Rừng phòng hộ được phân chia thành những loại nào?
- Khai thác gỗ rừng phòng hộ trái phép thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA bị phạt bao nhiêu tiền?
- Khai thác gỗ rừng phòng hộ trái phép thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA có bị phạt tù?
Rừng phòng hộ được phân chia thành những loại nào?
Theo khoản 3 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
Phân loại rừng
...
3. Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:
a) Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới;
b) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
...
Theo đó, rừng phòng hộ phân loại theo mức độ xung yếu bao gồm 2 nhóm sau:
- Nhóm 1:
+ Rừng phòng hộ đầu nguồn;
+ Rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư;
+ Rừng phòng hộ biên giới;
- Nhóm 2:
+ Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;
+ Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
Khai thác gỗ rừng phòng hộ trái phép thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA (Hình từ Internet)
Khai thác gỗ rừng phòng hộ trái phép thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo điểm b khoản 2 Điều 13 Nghị định 35/2019/NĐ-CP, hành vi khai thác gỗ rừng phòng hộ trái phép thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,3 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,6 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2 m3 đến dưới 0,3 m3 gỗ rừng tự nhiên;
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,6 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 1,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,5 m3 đến dưới 0,7 m3 gỗ rừng tự nhiên;
- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 1,5 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,7 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 1,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;
- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 03 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 1,5 m3 đến dưới 2,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 2,5 m3 đến dưới 04 m3 gỗ rừng tự nhiên;
- Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 07 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 04 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng tự nhiên.
Trên đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức khai thác gỗ rừng phòng hộ trái phép thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA sẽ áp dụng mức phạt bằng 02 lần cá nhân nhưng không quá 1.000.000.000 đồng (Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 35/2019/NĐ-CP).
Khai thác gỗ rừng phòng hộ trái phép thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA có bị phạt tù?
Theo Điều 232 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 55 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), người khai thác gỗ rừng phòng hộ trái phép thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khung hình phạt như sau:
- Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015) trong trường hợp:
+ Khai thác trái phép từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ;
+ Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên từ 05 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3);
- Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp:
+ Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ;
+ Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ;
- Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp:
+ Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng trừ 40 mét khối (m3) gỗ trở lên;
+ Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên 20 mét khối (m3) gỗ trở lên;
Trường hợp pháp nhân thương mại khai thác gỗ rừng phòng hộ trái phép thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA thì bị phạt như sau:
- Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng nếu:
+ Khai thác trái phép từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ;
+ Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên từ 05 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3);
- Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm nếu:
+ Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ;
+ Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ;
- Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm nếu:
+ Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng trừ 40 mét khối (m3) gỗ trở lên;
+ Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên 20 mét khối (m3) gỗ trở lên;
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 168 bãi bỏ toàn bộ quy định xử phạt vi phạm giao thông? Hiệu lực thi hành của Nghị định 168?
- Đáp án đợt 1 cuộc thi Tự hào vững bước dưới cờ Đảng tỉnh Tuyên Quang? Thể lệ cuộc thi trực tuyến Tự hào vững bước dưới cờ Đảng?
- Tả về bầu trời lớp 3? Viết đoạn văn tả về bầu trời hôm nay lớp 3? Đánh giá học sinh lớp 3 theo Thông tư 27 có nội dung ra sao?
- Thay đổi kích cỡ lốp xe máy có bị phạt không 2025? Lỗi sai kích cỡ lốp xe máy phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?
- Mẫu biên bản bàn giao cơ sở vật chất trong thời gian nghỉ Tết Âm lịch? Tải về biên bản bàn giao?