Khai thác cảng cạn nhưng không có phương án khai thác bảo đảm các yếu tố về bảo vệ môi trường thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
- Khai thác cảng cạn nhưng không có phương án khai thác bảo đảm các yếu tố về bảo vệ môi trường thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
- Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải được quyền xử phạt tổ chức khai thác cảng cạn nhưng không có phương án khai thác bảo đảm các yếu tố về bảo vệ môi trường không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức khai thác cảng cạn nhưng không có phương án khai thác bảo đảm các yếu tố về bảo vệ môi trường là bao lâu?
Khai thác cảng cạn nhưng không có phương án khai thác bảo đảm các yếu tố về bảo vệ môi trường thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Theo Điều 7 Nghị định 38/2017/NĐ-CP quy định về tiêu chí xác định cảng cạn như sau:
Tiêu chí xác định cảng cạn
1. Phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn đã được phê duyệt.
2. Gắn với các hành lang vận tải chính, kết nối tới cảng biển phục vụ phát triển kinh tế vùng.
3. Phải có ít nhất hai phương thức vận tải để tạo điều kiện tổ chức vận tải đa phương thức hoặc kết nối trực tiếp với một phương thức vận tải có năng lực cao.
4. Bảo đảm đủ diện tích để bố trí nơi làm việc cho các cơ quan, tổ chức hữu quan và đủ quỹ đất để đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài; có diện tích tối thiểu 05 ha đối với các cảng cạn hình thành mới.
5. Bảo đảm yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 28 Nghị định 142/2017/NĐ-CP về vi phạm quy định về bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác cảng cạn như sau:
Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác cảng cạn
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng người lao động không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định;
b) Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không ban hành Nội quy cảng cạn theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có cơ sở vật chất kỹ thuật thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải hoặc có nhưng không đầy đủ hoặc không đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định;
b) Không có phương án khai thác bảo đảm các yếu tố về an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường theo quy định.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi khai thác cảng cạn không đúng với chức năng của cảng đã được cơ quan có thẩm quyền công bố.
Theo Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xác định mức phạt tiền như sau:
Nguyên tắc xác định mức phạt tiền
Mức phạt tiền của mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định trên, tổ chức khai thác cảng cạn nhưng không có phương án khai thác bảo đảm các yếu tố về bảo vệ môi trường theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Khai thác cảng cạn (Hình từ Internet)
Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải được quyền xử phạt tổ chức khai thác cảng cạn nhưng không có phương án khai thác bảo đảm các yếu tố về bảo vệ môi trường không?
Căn cứ khoản 1 Điều 60 Nghị định 142/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 36 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của thanh tra như sau:
Thẩm quyền của Thanh tra
1. Thanh tra viên thuộc thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hàng hải đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và điểm c khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Theo đó, tổ chức khai thác cảng cạn nhưng không có phương án khai thác bảo đảm các yếu tố về bảo vệ môi trường theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 60.000.000 đồng nên Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải không được quyền xử phạt tổ chức này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức khai thác cảng cạn nhưng không có phương án khai thác bảo đảm các yếu tố về bảo vệ môi trường là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 142/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là 01 năm; riêng đối với hành vi vi phạm hành chính về xây dựng cảng biển, cảng cạn, công trình hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý giá, quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức khai thác cảng cạn nhưng không có phương án khai thác bảo đảm các yếu tố về bảo vệ môi trường là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?