Khách thuê phòng khách sạn có được phép đưa thêm người vào phòng hay không? Giới hạn bao nhiêu người?
Khách thuê phòng khách sạn có được phép đưa thêm người ở bên ngoài vào phòng hay không? Giới hạn bao nhiêu người?
Tại Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về giao dịch dân sự như sau:
Giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Theo đó, đối với việc một cá nhân tới thuê phòng khách sạn có thể xem đây là một giao dịch dân sự giữa người thuê và bên cho thuê (hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự).
Ví dụ: Khi đến thuê phòng khách sạn, người thuê có thỏa thuận với khách sạn về giá cả, số người được phép ở trong cùng một phòng thì sau khi thuê, cá nhân có quyền đưa thêm người vào phòng miễn nằm trong số lượng đã thỏa thuận trước đó.
Trường hợp khách đã thuê phòng khách sạn và ban đầu giữa khách thuê phòng và đơn vị kinh doanh khách sạn đã có thỏa thuận với nhau về giá cả, số người thuê phòng cụ thể thì thực hiện theo thỏa thuận.
Tuy nhiên trong thực tế dù đã thỏa thuận số lượng người được phép ở trong cùng một phòng nhưng khi đưa thêm người ở bên ngoài vào, cá nhân cần được sự đồng ý của khách sạn.
Có thể hiểu là việc khách thuê phòng khách sạn nếu muốn đưa thêm người vào phòng cần thỏa thuận trước với khách sạn số lượng người được ở và cần thông báo trước với khách sạn khi đưa người vào và phải được khách sạn đồng ý.
Điều này cũng có nghĩa là trong một số trường hợp khách sạn cũng có thể từ chối việc khách hàng đưa thêm người về phòng.
Khách thuê phòng khách sạn có được phép đưa thêm người vào phòng hay không? Giới hạn bao nhiêu người? (Hình từ Internet)
Khách thuê phòng khách sạn đưa thêm người về phòng thì phía cơ sở lưu trú có phải thông báo cơ quan Công an địa phương không?
Theo khoản 2 Điều 44 Nghị định 96/2016/NĐ-CP thì cơ sở cần kiểm tra thông tin của người đến lưu trú dựa trên giấy tờ tùy thân của họ để ghi vào sổ quản lý hoặc máy tính của cơ sở.
Khi khách lưu trú không có giấy tờ tùy thân thì sau khi bố trí vào phòng nghỉ phải thông báo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an quản lý địa bàn.
Bên cạnh đó, tại Điều 30 Luật Lưu trú 2020 cũng có quy định khi có người đến lưu trú, người đại diện cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú.
Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp, bằng điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Nội dung thông báo về lưu trú bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người lưu trú; lý do lưu trú; thời gian lưu trú; địa chỉ lưu trú.
Như vậy, trường hợp khách thuê phòng khách sạn đưa thêm người về phòng phía khách sạn có thể sẽ ghi chú thêm thông tin vào trong số quản lý của khách sạn.
Chỉ trong trường hợp khách hàng không có giấy tờ tùy thân thì phía khách sạn mới báo ngay cho cơ quan Công an khu vực biết.
LƯU Ý: Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau.
Cá nhân có thể thuê phòng khách sạn dài hạn hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 15 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định như sau:
Thông báo lưu trú
1. Việc thông báo lưu trú được thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú hoặc địa điểm tiếp nhận thông báo lưu trú do cơ quan đăng ký cư trú quy định;
b) Thông qua số điện thoại hoặc hộp thư điện tử do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết;
c) Thông qua trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú;
d) Thông qua ứng dụng trên thiết bị điện tử.
2. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thông báo hoặc niêm yết công khai địa điểm, số điện thoại, địa chỉ hộp thư điện tử, địa chỉ trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú, tên ứng dụng trên thiết bị điện tử tiếp nhận thông báo lưu trú.
3. Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm đề nghị người đến lưu trú xuất trình một trong các giấy tờ pháp lý thể hiện thông tin về số định danh cá nhân theo quy định của pháp luật và thực hiện việc thông báo lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú theo các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Thời gian lưu trú tuỳ thuộc nhu cầu của công dân nhưng không quá 30 ngày. Người tiếp nhận thông báo lưu trú phải cập nhật nội dung thông báo về lưu trú vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Theo quy định định trên thì thời gian thuê phòng khách sạn của cá nhân là tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người nhưng không được phép quá 30 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra dự án đầu tư xây dựng là gì? Chủ đầu tư phải lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn thế nào để thẩm tra dự án đầu tư xây dựng?
- Mẫu tờ trình đề nghị thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Mẫu đơn xin cấp sổ đỏ lần đầu 2025 mẫu số 04a/ĐK word? Hướng dẫn kê khai mẫu số 04a/ĐK chi tiết thế nào?
- Phân tích nhân vật tôi trong câu chuyện người ăn xin ngắn gọn chọn lọc? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Hướng dẫn soạn thảo dự thảo nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27? Dự thảo nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27 có dạng như thế nào?