Khách sạn 5 sao bắt buộc phải có cửa hàng lưu niệm theo quy định của pháp luật hiện hành hay không?
- Khách sạn 5 sao bắt buộc phải có cửa hàng lưu niệm theo quy định của pháp luật hiện hành hay không?
- Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận khách sạn là khách sạn 5 sao trong thời gian bao lâu?
- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch có được quyền thẩm định tiêu chuẩn chuyên môn cho doanh nghiệp trong ngành du lịch không?
Khách sạn 5 sao bắt buộc phải có cửa hàng lưu niệm theo quy định của pháp luật hiện hành hay không?
Theo quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015 về Khách sạn - Xếp hạng quy định về yêu cầu cụ thể:
Theo đó, khách sạn được xếp hạng từ 1 sao đến 5 sao theo các tiêu chí trong Bảng 1 - Tiêu chí xếp hạng.
Lưu ý: Các mức quy định trong các tiêu chí phải đạt là mức tối thiểu.
Đối chiếu với bảng tiêu chí xếp hạng thì ở tiêu chí các dịch vụ khác, khách sạn 5 sao phải đạt những yêu cầu sau:
3.4 Dịch vụ khác
- Lễ tân, bảo vệ trực 24/24 h
- Giữ tiền và đồ vật của khách tại quầy lễ tân
- Giữ hành lý cho khách
- Thanh toán bằng tiền mặt hoặc các phương thức khác
- Điện thoại
- Đánh thức khách
- Chuyển hành lý cho khách
- Dịch vụ y tế
- Tủ thuốc và một số loại thuốc sơ cứu còn hạn sử dụng
- Dịch vụ y tế có nhân viên y tế trực
- Dịch vụ văn phòng
- Dịch vụ bán hàng (Cửa hàng mua sắm, lưu niệm)
- Thu đổi ngoại tệ
- Dịch vụ đặt chỗ, mua vé phương tiện vận chuyển, tham quan
- Giặt là
- Giặt khô, là hơi
- Giặt là lấy ngay
- Phục vụ họp
- Phục vụ hội nghị, hội thảo
- Phòng tập thể thao
- Phòng đọc sách (thư viện)
- Xông hơi
- Mat-xa
- Bể bơi cho người lớn có biển chỉ dẫn độ sâu, có nhân viên phục vụ, có khăn tắm, ghế nằm (áp dụng đối với khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng)
- Bể bơi cho trẻ em có biển chỉ dẫn độ sâu, có nhân viên phục vụ, có khăn tắm, ghế nằm (áp dụng đối với khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng)
- Trực cứu hộ
- Dịch vụ giải trí
- Bar đêm
- Dịch vụ dịch thuật
- Nhạc nền khu vực công cộng
- Chăm sóc sắc đẹp
- Dịch vụ phục vụ người khuyết tật
- Trông giữ trẻ
- Thể thao ngoài trời: tennis hoặc golf hoặc thể thao ngoài trời khác (áp dụng đối với khách sạn nghỉ dưỡng)
Như vậy, ở tiêu chí về dịch vụ bán hàng thì cửa hàng lưu niệm là một trong những nội dung bắt buộc phải có đối với khách sạn 5 sao.
Khách sạn 5 sao bắt buộc phải có cửa hàng lưu niệm theo quy định của pháp luật hiện hành hay không? (Hình từ Internet)
Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận khách sạn là khách sạn 5 sao trong thời gian bao lâu?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 50 Luật Du lịch 2017 quy định về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch:
Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch
...
5. Trình tự, thủ tục công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung;
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch thẩm định và ra quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch; trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch thẩm định và ra quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch; trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hay nói cách khác, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận khách sạn là khách sạn 5 sao trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Lưu ý: Tổng cục Du lịch là cơ quan thẩm định, công nhận khách sạn hạng 05 sao.
Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch có thời hạn 05 năm.
Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch có được quyền thẩm định tiêu chuẩn chuyên môn cho doanh nghiệp trong ngành du lịch không?
Căn cứ tại Điều 7 Luật Du lịch 2017 quy định về Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch như sau:
Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch
1. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội.
2. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên;
b) Tham gia xây dựng, phổ biến, giáo dục, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật, chính sách về du lịch;
c) Tham gia xúc tiến du lịch, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về du lịch; đánh giá, tư vấn, thẩm định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng dịch vụ cho doanh nghiệp và lao động trong ngành du lịch; xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh cho các hội viên; huy động các nguồn lực xã hội để triển khai hoạt động du lịch theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức triển khai việc thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp, vận động hội viên kinh doanh du lịch bảo đảm chất lượng dịch vụ;
đ) Phát hiện và kiến nghị với cơ quan
Như vậy, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch có trách nhiệm trong việc đánh giá, tư vấn, thẩm định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng dịch vụ cho doanh nghiệp và lao động trong ngành du lịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?