Khách hàng ủy thác muốn thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản trong danh mục ủy thác cho công ty quản lý quỹ thì cần lưu ý những gì?
- Công ty quản lý quỹ nhận được phép nhận các loại tài sản nào từ khách hàng ủy thác để quản lý?
- Nguyên tắc để khách hàng ủy thác chuyển quyền sở hữu tài sản trong danh mục ủy thác cho công ty quản lý quỹ được quy định như thế nào?
- Trường hợp khách hàng ủy thác có yêu cầu công ty quản lý quỹ hoàn trả tài sản ủy thác thì xử lý như thế nào?
Công ty quản lý quỹ nhận được phép nhận các loại tài sản nào từ khách hàng ủy thác để quản lý?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 99/2020/TT-BTC thì các tài sản mà công ty nhận từ khách hàng ủy thác để quản lý phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
- Thuộc sở hữu của khách hàng ủy thác, có đầy đủ tài liệu pháp lý hợp lệ xác minh quyền sở hữu tài sản của khách hàng;
- Là tài sản được tự do chuyển nhượng, không bị hạn chế chuyển nhượng tại thời điểm hợp đồng ủy thác đầu tư có hiệu lực;
- Không phải là tài sản đang thế chấp, cầm cố, ký quỹ, ký cược, bảo lãnh, đặt cọc, tín chấp hoặc trong các giao dịch tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật dân sự.
Công ty quản lý quỹ nhận quyền sở hữu tài sản của khách hàng ủy thác như thế nào?
Nguyên tắc để khách hàng ủy thác chuyển quyền sở hữu tài sản trong danh mục ủy thác cho công ty quản lý quỹ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Thông tư 99/2020/TT-BTC thì khách hàng ủy thác thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản trong danh mục ủy thác cho công ty quản lý quỹ quản lý theo nguyên tắc sau đây:
- Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì khách hàng ủy thác làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó cho công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp tài sản ủy thác là chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch hoặc lưu ký tập trung, việc chuyển quyền sở hữu thực hiện thông qua Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và không chịu giá dịch vụ giao dịch.
+ Đối với các tài sản khác, việc chuyển quyền sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan.
- Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc ủy thác vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản ủy thác có xác nhận bằng biên bản. Biên bản giao nhận phải ghi rõ:
+ Họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của khách hàng ủy thác là cá nhân;
+ Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương khác của khách hàng ủy thác là tổ chức; họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của khách hàng ủy thác là tổ chức; kèm theo biên bản họp và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, quyết định của chủ sở hữu về việc ủy thác tài sản cho công ty quản lý quỹ quản lý phù hợp với quy định tại Điều lệ của tổ chức ủy thác tài sản;
+ Loại tài sản và số lượng tài sản ủy thác; giá trị tài sản ủy thác; ngày giao nhận; chữ ký của khách hàng ủy thác hoặc đại diện của khách hàng ủy thác và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty quản lý quỹ.
- Tài sản chỉ được coi là đã ủy thác cho công ty quản lý quỹ quản lý khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty quản lý quỹ.
- Giá trị tài sản ủy thác tại hợp đồng ủy thác đầu tư được xác định theo nguyên tắc xác định giá trị tài sản ròng theo quy định của pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán. Đối với các tài sản không phải là chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký giao dịch, công cụ chuyển nhượng, việc định giá tài sản ủy thác có thể do doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
Trường hợp khách hàng ủy thác có yêu cầu công ty quản lý quỹ hoàn trả tài sản ủy thác thì xử lý như thế nào?
Khoản 3 Điều 20 Thông tư 99/2020/TT-BTC quy định công ty quản lý quỹ hoàn trả tài sản ủy thác cho khách hàng theo yêu cầu bằng văn bản của khách hàng trên cơ sở hợp đồng ủy thác đầu tư, cụ thể như sau:
- Việc bàn giao, chuyển quyền sở hữu tài sản thực hiện theo chỉ định của khách hàng ủy thác và theo nguyên tắc được đề cập tại mục trên.
- Trường hợp hoàn trả tài sản là chứng khoán đăng ký, lưu ký tập trung, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện việc chuyển quyền sở hữu ngoài hệ thống giao dịch chứng khoán theo yêu cầu bằng văn bản của công ty quản lý quỹ, khách hàng ủy thác, ngân hàng lưu ký.
Như vậy, để ủy thác tài sản cho công ty quản lý quỹ quản lý thì công ty của anh/chị cần phải đảm bảo tài sản là loại mà công ty quản lý quỹ được nhận ủy thác và lưu ý những nguyên tắc được quy định tại bài viết trên. Trong trường hợp mà công ty anh/chị muốn công ty quản lý quỹ hoàn trả tài sản ủy thác thì cần lưu ý nội dung của hợp đồng ủy thác đầu tư mà công ty ký với công ty quản lý quỹ đã điều chỉnh vấn đề này ra sao. Từ đó mới làm căn cứ để thực hiện việc yêu cầu hoàn trả tài sản ủy thác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?