Khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích có quyền hạn và trách nhiệm gì?
- Quy trình nội bộ về dịch vụ thu hộ của Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thanh toán không dùng tiền mặt được quy định như thế nào?
- Hợp đồng thỏa thuận về dịch vụ thu hộ của Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thanh toán không dùng tiền mặt gồm những nội dung cơ bản nào?
- Khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích có quyền hạn và trách nhiệm gì?
Quy trình nội bộ về dịch vụ thu hộ của Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thanh toán không dùng tiền mặt được quy định như thế nào?
Quy trình nội bộ về dịch vụ thu hộ của Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thanh toán không dùng tiền mặt được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 38/2019/TT-NHNN như sau:
Dịch vụ thu hộ và dịch vụ chi hộ
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ xây dựng, ban hành quy trình nội bộ về dịch vụ thu hộ và dịch vụ chi hộ, trong đó, đảm bảo quy định rõ các bước, khâu xử lý, các nội dung kiểm tra, kiểm soát, quy định trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, cá nhân thực hiện quy trình, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn, đúng pháp luật.
…
Như vậy, theo quy định trên thì quy trình nội bộ về dịch vụ thu hộ của Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thanh toán không dùng tiền mặt phải đảm bảo quy định rõ các bước, khâu xử lý, các nội dung kiểm tra, kiểm soát, quy định trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, cá nhân thực hiện quy trình, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn, đúng pháp luật.
Khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích có quyền hạn và trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)
Hợp đồng thỏa thuận về dịch vụ thu hộ của Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thanh toán không dùng tiền mặt gồm những nội dung cơ bản nào?
Hợp đồng thỏa thuận về dịch vụ thu hộ của Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thanh toán không dùng tiền mặt gồm những nội dung cơ bản được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 38/2019/TT-NHNN như sau:
Dịch vụ thu hộ và dịch vụ chi hộ
…
2. Hợp đồng/văn bản thỏa thuận về dịch vụ thu hộ, chi hộ
Để thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ, bên nhờ thu hoặc bên trả tiền phải cung cấp cho tổ chức cung ứng dịch vụ các văn bản, tài liệu cần thiết liên quan đến số tiền phải thu hoặc phải trả làm điều kiện để tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện việc thu hộ, chi hộ tiền. Tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu hộ, chi hộ theo đúng nội dung hợp đồng/văn bản thỏa thuận với bên nhờ thu hoặc bên trả tiền và phù hợp quy định pháp luật có liên quan.
Căn cứ vào từng loại hình dịch vụ thu hộ, chi hộ, tổ chức cung ứng dịch vụ giao kết hợp đồng/văn bản thỏa thuận với khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo có các nội dung cơ bản:
a) Số hợp đồng/văn bản thỏa thuận;
b) Thời điểm (ngày, tháng, năm) lập;
c) Tên, địa chỉ của các bên tham gia;
d) Thỏa thuận về thời hạn xử lý các giao dịch thanh toán, quyết toán;
đ) Phạm vi cung cấp dịch vụ;
e) Đối tượng khách hàng;
g) Địa điểm giao dịch;
h) Việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật;
i) Các nội dung về quyền và nghĩa vụ của các bên;
k) Trách nhiệm phối hợp xử lý tra soát, khiếu nại, tranh chấp rủi ro trong quá trình thực hiện, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm của các bên trong việc tiếp nhận thông tin từ khách hàng, thời gian xử lý, trách nhiệm và phương án đền bù các tổn thất phát sinh;
l) Quy định về phí thu hộ, chi hộ;
m) Các nội dung khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì hợp đồng thỏa thuận về dịch vụ thu hộ của Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thanh toán không dùng tiền mặt gồm những nội dung cơ bản sau:
- Số hợp đồng thỏa thuận;
- Thời điểm (ngày, tháng, năm) lập;
- Tên, địa chỉ của các bên tham gia;
- Thỏa thuận về thời hạn xử lý các giao dịch thanh toán, quyết toán;
- Phạm vi cung cấp dịch vụ;
- Đối tượng khách hàng;
- Địa điểm giao dịch;
- Việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật;
- Các nội dung về quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm phối hợp xử lý tra soát, khiếu nại, tranh chấp rủi ro trong quá trình thực hiện, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm của các bên trong việc tiếp nhận thông tin từ khách hàng, thời gian xử lý, trách nhiệm và phương án đền bù các tổn thất phát sinh;
- Quy định về phí thu hộ;
- Các nội dung khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích có quyền hạn và trách nhiệm gì?
Khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích có quyền hạn và trách nhiệm được quy định tại Điều 6 Thông tư 38/2019/TT-NHNN như sau:
Quyền hạn và trách nhiệm của khách hàng sử dụng dịch vụ
1. Khách hàng được quyền yêu cầu và nhận thông báo, hướng dẫn và cảnh báo từ tổ chức cung ứng dịch vụ để nhận biết và phòng tránh rủi ro khi sử dụng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
2. Khách hàng được khiếu nại và yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ bồi thường thiệt hại khi: tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện giao dịch thanh toán chậm so với thỏa thuận, không thực hiện giao dịch thanh toán hoặc chuyển nhầm địa chỉ người nhận, sai thông tin người nhận, sai nội dung giao dịch với thông tin mà khách hàng đã cung cấp hoặc chuyển thiếu số tiền mà khách hàng đã nộp để chuyển đi, thu phí dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng không đúng loại phí hoặc vượt quá mức phí mà tổ chức cung ứng dịch vụ đã công bố và các vi phạm khác theo thỏa thuận với khách hàng.
3. Khách hàng chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực các thông tin và chứng từ thanh toán mà mình cung cấp; tự bảo vệ các bí mật thông tin giao dịch của mình để đảm bảo an toàn, bảo mật trong giao dịch thanh toán; thông báo kịp thời cho tổ chức cung ứng dịch vụ khi phát hiện thấy có sai sót, nhầm lẫn trong giao dịch thanh toán hoặc nghi ngờ thông tin giao dịch bị lợi dụng.
4. Không được sử dụng các dịch vụ thanh toán cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.
5. Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích có những quyền hạn và trách nhiệm được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật chuyên ngành điều chỉnh quan hệ dân sự có mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì áp dụng Luật nào?
- Siêu hình trong triết học là gì? Phương pháp siêu hình là gì? Sinh viên học môn triết học có nhiệm vụ gì?
- Ngày 8 tháng 12 âm lịch là ngày gì? Ngày 8 tháng 12 âm lịch có phải là ngày lễ nghỉ nguyên lương của người lao động không?
- Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng là gì? Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh được xác định thế nào?
- Mẫu Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng mới nhất theo Nghị định 147 như thế nào?