Khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu theo chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng tại Công điện 89/CĐ-TTg ra sao?
Khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu theo chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng tại Công điện 89/CĐ-TTg ra sao?
Nóng: Nguyên nhân sập cầu Phong Châu Phú Thọ?
Ngày 09/9/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 89/CĐ-TTg năm 2024 TẠI ĐÂY về việc tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ.
Theo Công điện 89/CĐ-TTg năm 2024, Bão số 3 đã gây mưa lớn trên diện rộng ở Bắc Bộ, đặc biệt tại các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ đã có mưa từ 200-350 mm (nhiều nơi 400-500mm, có nơi gần 600mm), lũ trên sông Thao và Lục Nam đã vượt mức báo động 3, ngập lụt cục bộ, sạt lở đất đã xảy ra tại nhiều nơi, nhất là ở Cao Bằng, Hòa Bình và Lào Cai.
Bão, mưa lũ làm ít nhất 59 người chết và mất tích (50 người do lũ, sạt lở đất; 09 người do bão), 247 người bị thương, nhiều nhà cửa, công trình hạ tầng bị hư hại, sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Đặc biệt sáng ngày 09 tháng 9 năm 2024 đã xảy ra sự cố sập cầu Phong Châu qua sông Thao trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, theo thông tin ban đầu có một số phương tiện giao thông và người bị rơi xuống sông.
Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc nhất đến thân nhân các gia đình người bị nạn, chia sẻ với những khó khăn, mất mát của Nhân dân vùng bị ảnh hưởng của bão, mưa lũ.
Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trong những ngày tới (nhất là ngày 09 và 10 tháng 9), khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ sẽ tiếp tục có mưa lớn với lượng mưa 100-200mm, có nơi trên 350mm nên nguy cơ rất cao xảy ra lũ lớn, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét và ngập lụt cục bộ tại các vùng thấp trũng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ như sau:
- Đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cùng lãnh đạo các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến ngay hiện trường để phối hợp với đồng chí Bí thư và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ chỉ đạo kiểm tra, triển khai ngay công tác khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tập trung công tác cứu hộ cứu nạn đối với những nạn nhân vụ sập cầu.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh nêu trên tiếp tục tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả công tác ứng phó sạt lở đất, lũ ống, lũ quét và ngập lụt theo thẩm quyền, trong đó:
+ Tập trung khắc phục hậu quả sạt lở đất, mưa lũ, sập cầu: Tìm kiếm người mất tích; cứu chữa người bị thương; tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình người bị nạn, bảo đảm đời sống cho người dân theo quy định.
+ Rà soát kỹ, chủ động sơ tán, di dời dân cư khỏi khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập sâu nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
+ Kiểm soát chặt chẽ, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông, nhất là tại ngầm tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực có nguy cơ sạt lở, kiên quyết không để người dân qua lại nếu không bảo đảm an toàn.
+ Chỉ đạo rà soát, kịp thời phát hiện, tránh xảy ra các sự cố bất ngờ đối với các công trình cơ sở hạ tầng, nhất là các cầu giao thông, hồ đập, đê điều trên địa bàn
- Các Bộ trưởng: Quốc phòng, Công an:
+ Huy động ngay mọi lực lượng, phương tiện cần thiết phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ và các địa phương có liên quan khẩn trương triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn đối với các nạn nhân vụ sập nhịp cầu Phong Châu.
+ Chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét theo quy định.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ và các cơ quan liên quan triển khai công tác khắc phục hậu quả vụ sập nhịp cầu Phong Châu và mưa lũ, sạt lở theo chức năng quản lý nhà nước, thẩm quyền được phân công.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước, thẩm quyền được phân công chủ động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác bảo đảm an toàn cho lực lượng và công trình thuộc trách nhiệm quản lý.
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chỉ đạo triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập theo cấp báo động; tổ chức theo dõi tình hình, chỉ đạo, đôn đốc các ngành, địa phương triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền.
- Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo các Bộ, ngành và các địa phương có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc công điện này.
- Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách những vấn đề đột xuất, phát sinh.
Khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu theo chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng tại Công điện 89/CĐ-TTg ra sao? (Hình từ internet)
Cầu Phong Châu Phú Thọ xây dựng năm nào và nối liền 2 huyện nào của tỉnh Phú Thọ?
Căn cứ theo Công văn 7984/BGTVT-KHĐT năm 2022 thì Bộ Giao thông vận tải nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Phú Thọ do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn 487/BDN ngày 14/6/2022, nội dung kiến nghị có nội dung liên quan đến Cầu Phong Châu Phú Thọ như sau:
“Tuyến Quốc lộ 32C qua địa bàn tỉnh Phú Thọ đến các tỉnh Tây Bắc có cầu Tứ Mỹ (thuộc địa phận huyện Tam Nông và huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) được xây dựng từ năm 1996 với trọng tải thấp (13 tấn) trong khi lưu lượng người và phương tiện qua lại thường xuyên rất lớn và cầu Phong Châu (thuộc địa bàn hai huyện: Tam Nông và Lâm Thao) được xây dựng từ tháng 7/1995, đã qua nhiều lần sửa chữa, đại tu; hiện nay bề rộng mặt cầu hẹp, lưu lượng người và phương tiện qua lại rất thường xuyên. Để đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế, giao thương hàng hóa và đi lại của Nhân dân, đề nghị Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng hai cây cầu mới nhằm thay thế cầu Phong Châu và cầu Tứ Mỹ hiện nay”.
...
Theo đó, cầu Phong Châu Phú Thọ được xây dựng từ tháng 7/1995 (thuộc địa bàn hai huyện: Tam Nông và Lâm Thao)
Cầu Phong Châu nối liền 2 huyện Tam Nông và Lâm Thao của tỉnh Phú Thọ.
Thiết kế xây dựng cầu qua sông có đê để đảm bảo thoát lũ được quy định như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 19/2021/QĐ-TTg quy định thiết kế xây dựng cầu qua sông có đê để đảm bảo thoát lũ phải tính toán thủy văn, thủy lực, xác định và đánh giá ảnh hưởng của việc xây dựng cầu đến thoát lũ; an toàn đê điều; ổn định lòng, bờ, bãi sông; hoạt động của các công trình lân cận và giao thông đường thủy để lựa chọn phương án, giải pháp thiết kế đảm bảo an toàn.
Cụ thể như sau:
- Tính toán thiết kế đảm bảo thoát lũ thiết kế, lũ lịch sử sau khi xây dựng cầu;
- Tính toán xác định sự biến đổi mực nước; đánh giá ảnh hưởng đến an toàn chống lũ của đê (cao trình chống lũ; ổn định thân đê, nền đê); sự ổn định và hoạt động của các công trình trong phạm vi ảnh hưởng;
- Tính toán xác định sự thay đổi về hướng, vận tốc dòng chảy ở thượng lưu, hạ lưu và vị trí cầu; đánh giá ảnh hưởng đến xói, sạt lở đê điều, lòng, bờ, bãi sông, các công trình lân cận và hoạt động giao thông đường thủy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở?
- http// chonghanggia dangcongsan vn vào thi trực tuyến Cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2024 như thế nào?
- Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 cấp trung học cơ sở thế nào?
- Doanh nghiệp ban hành nội quy lao động có phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở?
- Đáp án Tuần 1 Cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2024 chi tiết từ ngày 25/11 đến 02/12/2024 thế nào?