Khắc phục hậu quả thiên tai bảo đảm giao thông bước 1 là gì? Hồ sơ khắc phục hậu quả thiên tai bảo đảm giao thông bước 1 gồm những gì?
Khắc phục hậu quả thiên tai bảo đảm giao thông bước 1 là gì?
Căn cứ tại Điều 18 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT, có quy định về nội dung bảo đảm giao thông trong khắc phục hậu quả thiên tai như sau:
Nội dung bảo đảm giao thông trong khắc phục hậu quả thiên tai
1. Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 (công tác khắc phục khẩn cấp): là hoạt động sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa bị hư hỏng, xử lý giao thông bị ách tắc ngay sau khi thiên tai suy yếu hoặc thời tiết trở lại bình thường và do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa lựa chọn đơn vị thực hiện theo quy định nhằm Mục đích khôi phục hoạt động giao thông thông suốt và an toàn trong thời gian nhanh nhất, với các nội dung sau:
a) Khắc phục thiệt hại hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa;
b) Khắc phục thiệt hại thiết bị hướng dẫn và quản lý giao thông đường thủy nội địa (thiết bị đọc mực nước, đếm phương tiện, thiết bị hoặc trạm thu phát tín hiệu giao thông đường thủy nội địa);
c) Khắc phục ban đầu sự cố công trình, chìm đắm phương tiện, xuất hiện bãi cạn, chướng ngại vật, thông luồng tạm bảo đảm cho phương tiện lưu thông an toàn.
…
Như vậy, theo quy định trên thì khắc phục hậu quả thiên tai bảo đảm giao thông bước 1 là hoạt động sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa bị hư hỏng, xử lý giao thông bị ách tắc ngay sau khi thiên tai suy yếu hoặc thời tiết trở lại bình thường và do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa lựa chọn đơn vị thực hiện theo quy định nhằm Mục đích khôi phục hoạt động giao thông thông suốt và an toàn trong thời gian nhanh nhất với các nội dung được quy định cụ thể trên.
Khắc phục hậu quả thiên tai bảo đảm giao thông bước 1 là gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ khắc phục hậu quả thiên tai bảo đảm giao thông bước 1 gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT, có quy định về thẩm quyền tổ chức thực hiện và phê duyệt hồ sơ khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 như sau:
Thẩm quyền tổ chức thực hiện và phê duyệt hồ sơ khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1
1. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phê duyệt hồ sơ khắc phục hậu quả thiên tai đối với tuyến đường thủy nội địa quốc gia theo quy định trên cơ sở hồ sơ trình của cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này. Hồ sơ trình bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ khắc phục hậu quả thiên tai;
b) Thuyết minh phương án khắc phục hậu quả thiên tai;
c) Các công điện, văn bản, lệnh Điều động của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc phòng, chống thiên tai đối với kết cấu hạ tầng giao thông;
d) Báo cáo nhanh về tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra kèm theo ảnh chụp vị trí công trình thiệt hại;
đ) Khối lượng công tác Điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đã thực hiện đối với trường hợp khắc phục, xử lý ách tắc giao thông (nếu có);
e) Dự toán kinh phí công tác khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1, kèm các bản thuyết minh tính toán chi tiết;
g) Các biên bản kèm theo bản kê chi tiết kiểm tra hoặc khảo sát, đánh giá thiệt hại công trình về kỹ thuật, khối lượng, dự kiến phương án, tiến độ khắc phục có xác nhận của đại diện các cơ quan, đơn vị theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Thông tư này;
h) Các bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công. Đối với hệ thống báo hiệu sử dụng bản vẽ thiết kế định hình thể hiện khối lượng.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định tổ chức thực hiện và phê duyệt hồ sơ khắc phục hậu quả thiên tai đối với tuyến đường thủy nội địa địa phương.
3. Các tổ chức, cá nhân có công trình khai thác trên đường thủy nội địa tổ chức khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ khắc phục hậu quả thiên tai bảo đảm giao thông bước 1 gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ khắc phục hậu quả thiên tai;
- Thuyết minh phương án khắc phục hậu quả thiên tai;
- Các công điện, văn bản, lệnh Điều động của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc phòng, chống thiên tai đối với kết cấu hạ tầng giao thông;
- Báo cáo nhanh về tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra kèm theo ảnh chụp vị trí công trình thiệt hại;
- Khối lượng công tác Điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đã thực hiện đối với trường hợp khắc phục, xử lý ách tắc giao thông (nếu có);
- Dự toán kinh phí công tác khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1, kèm các bản thuyết minh tính toán chi tiết;
- Các biên bản kèm theo bản kê chi tiết kiểm tra hoặc khảo sát, đánh giá thiệt hại công trình về kỹ thuật, khối lượng, dự kiến phương án, tiến độ khắc phục có xác nhận của đại diện các cơ quan, đơn vị theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Thông tư này;
- Các bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công. Đối với hệ thống báo hiệu sử dụng bản vẽ thiết kế định hình thể hiện khối lượng.
Nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng chống thiên tai được bảo đảm từ đâu?
Căn cứ tại Điều 23 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT, có quy định như sau:
Nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống thiên tai
1. Nguồn kinh phí chi sự nghiệp kinh tế đường thủy nội địa do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật.
2. Các Khoản cứu trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi có thiên tai xảy ra; các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Kinh phí từ Hợp đồng mua bảo hiểm công trình xây dựng.
4. Nguồn của Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường thủy.
Như vậy, theo quy định trên thì nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng chống thiên tai do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật.
- Các Khoản cứu trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi có thiên tai xảy ra; các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Kinh phí từ Hợp đồng mua bảo hiểm công trình xây dựng.
- Nguồn của Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường thủy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?