Khả năng và hiện thực triết học là gì? Mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực? Thời lượng môn học Mác-Lênin thế nào?
Khả năng và hiện thực triết học là gì? Mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực?
Khả năng và hiện thực triết học là một cặp phạm trù quan trọng trong việc nghiên cứu về quá trình biến đổi và phát triển của sự vật, hiện tượng. Khả năng và hiện thực triết học giúp chúng ta hiểu được những tiềm năng có thể xảy ra và những gì đã trở thành hiện thực trong một bối cảnh cụ thể.
(1) Khái niệm khả năng và hiện thực triết học
- Khả năng chỉ cái hiện chưa có, chưa tới, nhưng sẽ tới, sẽ có khi có các điều kiện thích hợp.
- Hiện thực chỉ cái hiện đã có, hiện đang tồn tại thật sự. Khả năng là cái hiện chưa có. Nhưng khả năng đó đang tồn tại.
Phân biệt khả năng với hiện thực là ở chỗ khả năng là cái hiện chưa có, chưa tới, còn hiện thực là cái hiện đã có, đã được thực hiện. Cần phân biệt khả năng với tiền đề. Tiền đề là những điều kiện tiên quyết sơ bộ của một cái gì đó, đều là những cái hiện đang tồn tại thật sự, tức đều là hiện thực và trên cơ sở các tiền đề hay điều kiện ấy xuất hiện cái mới. Chính cái mới này trong trạng thái tiềm thế mới là khả năng.
Cần phân biệt khả năng với ngẫu nhiên. Sự khác nhau ở chỗ, một bên khả năng là cái hiện chưa có, nhưng sẽ có, sẽ tới, sẽ xảy ra khi có kiều kiện tương ứng. Còn một bên ngẫu nhiên là cái có thể xảy ra, cũng có thể không, có thể xảy ra như thế này, hoặc như thế khác.
Theo đó, mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực triết học là mối quan hệ biện chứng, trong đó khả năng không tự nhiên trở thành hiện thực mà phải thông qua những điều kiện nhất định.
Việc nắm vững cặp phạm trù khả năng và hiện thực triết học giúp con người hiểu rõ hơn về những yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển của sự vật. Khả năng và hiện thực triết học không chỉ đóng vai trò quan trọng trong tư duy mà còn giúp định hướng hành động thực tiễn để biến khả năng thành hiện thực.
(2) Biện chứng giữa khả năng và hiện thực
Khả năng và hiện thực có quan hệ thống nhất biện chứng, giữa chúng có sự chuyển hóa lẫn nhau. Bởi vì, hiện thực được chuẩn bị bởi khả năng, còn khả năng biến thành hiện thực. Hiện thực này do sự vận động nội tại của nó lại nảy sinh ra những khả năng mới, cứ như vậy tạo ra một quá trình vô tận của sự chuyển hóa lẫn nhau giữa khả năng và hiện thực.
Cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể tồn tại một số khả năng, chứ không phải chỉ có một khả năng. Bởi vì, ngoài những khả năng vốn có sẵn, khi có thêm những điều kiện mới bổ sung thì sự vật xuất hiện những khả năng mới. Thực chất, là một hiện thực mới phức tạp hơn đã xuất hiện do sự sự tác động qua lại giữa sự vật cũ với điều kiện mới vừa được bổ sung. Như vậy, ngay cả một khả năng cũng có sự thay đổi, vì nó phụ thuộc vào sự biến đổi của sự vật trong những điều kiện cụ thể.
(3) Ý nghĩa phương pháp luận
Trong hoạt động thực tiễn phải trên cơ sở hiện thực, chứ không phải khả năng. Tuy nhiên, không phải hoàn toàn bỏ qua, hoặc coi thường khả năng, mà phải tính đến các khả năng để có thể đưa ra chủ trương, chính sách và kế họach cho đúng có tính khả thi. Trong nhận thức, nhất là nhận thức khoa học phải tìm ra, xác định cho được các khả năng phát triển của sự vật ở trong chính bản thân nó, và căn cứ vào tương quan lực lượng giữa các mặt bên trong với những điều kiện bên ngoài. Không nên tuyệt đối hóa vai trò của nhân tố chủ quan, hoặc xem thường vai trò ấy trong việc biến đổi khả năng thành hiện thực, v.v...
*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Khả năng và hiện thực triết học là gì? Mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực? Thời lượng môn học Mác-Lênin thế nào? (Hình ảnh Internet)
Thời lượng môn học Mác-Lênin thế nào?
Căn cứ tại Mục 2 Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ban hành kèm theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT quy định về thời lượng của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin như sau:
Thời lượng: 5 tín chỉ (phần 1: 2 tín chỉ; phần 2 và 3: 3 tín chỉ).
- Nghe giảng: 70%
- Thảo luận: 30%
Khi học môn "Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin" cần có những tài liệu học tập nào?
Căn cứ tại Mục 8 Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ban hành kèm theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT quy định về tài liệu học tập của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin như sau:
- Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản.
- Tài liệu tham khảo: Giáo trình các môn học Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2007; các tài liệu phục vụ dạy và học Chương trình Lý luận chính trị do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp chỉ đạo, tổ chức biên soạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?