Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022, tình hình thực hiện đầu năm 2023 như thế nào?

Xin hỏi, Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện đầu năm 2023 như thế nào? anh Trọng Thoại - TP. HCM

Theo chương trình Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã gửi đến Quốc hội 40 báo cáo, tờ trình, tài liệu trên nhiều lĩnh vực, trong đó có Báo cáo đầy đủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2022 và tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KTXH những tháng đầu năm 2023.

Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022 như thế nào?

Theo Báo cáo của Chính phủ nêu rõ về đánh giá bổ sung kết quả năm 2022:

- Tại Kỳ họp thứ 4, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội tình hình KTXH 9 tháng đầu năm và ước cả năm 2022. Trong những tháng cuối năm 2022, Chính phủ chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ.

+ Tập trung kiểm soát dịch COVID-19; tích cực giải ngân vốn đầu tư công, đẩy mạnh triển khai các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; thúc đẩy công tác quy hoạch, liên kết vùng, xây dựng, hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường; bảo đảm quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế.

+ Tình hình KTXH những tháng cuối năm tiếp tục phục hồi, đóng góp vào kết quả chung của cả năm 2022. Những nhận định, đánh giá Chính phủ đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 cơ bản phù hợp.

+ Đặc biệt, trong bối cảnh rất khó khăn, chúng ta vẫn thực hiện được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; đạt và vượt 13/15 chỉ tiêu kế hoạch, trong đó:

++ Nhiều chỉ tiêu tốt hơn số đã báo cáo Quốc hội, như: GDP năm 2022 tăng 8,02% (đã báo cáo là 8%); GDP bình quân đầu người đạt 4.109 USD (đã báo cáo là 4.075 USD); CPI bình quân tăng 3,15% (đã báo cáo là khoảng 4%); thu NSNN đạt 1.815,5 nghìn tỷ đồng, cao hơn số đã báo cáo là 201,4 nghìn tỷ đồng (tăng 12,5%),

++ Đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, thực hiện chính sách an sinh xã hội, cải cách tiền lương và các nhiệm vụ cấp thiết khác.

+ Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 371,3 tỷ USD (đã báo cáo là 368 tỷ USD); xuất siêu đạt trên 12,4 tỷ USD (đã báo cáo là khoảng 01 tỷ USD)...

- Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống người dân tiếp tục được cải thiện

- Quốc phòng, an ninh được củng cố; chủ quyền quốc gia được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế được tăng cường, phát huy hiệu quả

- Giá trị thương hiệu quốc gia tăng trưởng nhanh nhất thế giới giai đoạn 2019-2022 (tăng 74%), năm 2022 đạt 431 tỷ USD, xếp thứ 32 trong nhóm 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới.

phát triển kinh tế

Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện đầu năm 2023 như thế nào? (Hình internet)

Hạn chế, khó khăn của phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022 là gì?

Theo Báo cáo của Chính phủ nêu rằng nước ta vẫn còn những hạn chế, khó khăn

- Có 02 chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch;

- Công tác lập quy hoạch còn chậm; nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong huy động, tiếp cận vốn, chi phí sản xuất kinh doanh tăng, thị trường sản phẩm xuất khẩu bị thu hẹp; những bất cập tích tụ kéo dài của các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp chưa được xử lý thực sự hiệu quả.

- Bảo đảm an ninh kinh tế, an ninh mạng, trật tự an toàn xã hội, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân còn những bất cập. Việc tháo gỡ vướng mắc trong quy định pháp luật, cơ chế, chính sách, ách tắc trong thực thi công vụ cần nỗ lực hơn nữa; kỷ luật, kỷ cương có lúc, có nơi chưa nghiêm.

Kết quả đạt được khi thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023 như thế nào?

Theo Báo cáo của Chính phủ nêu những kết quả đạt được bao gồm:

*Về kinh tế

- Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm.

- Trong điều kiện rất khó khăn, GDP quý I vẫn duy trì đà tăng trưởng nhưng không cao, chỉ đạt 3,32% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có xu hướng giảm, bình quân 4 tháng tăng 3,84%.

* Về văn hóa, xã hội và môi trường

- Quan tâm phát triển nhà ở xã hội, ban hành Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp và đang tích cực triển khai gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng.

- Các chính sách dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ trẻ em, gia đình, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ được quan tâm .

* Về xây dựng, hoàn thiện pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí

- Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) một cách toàn diện, sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; sắp xếp, kiện toàn bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian[40]. Chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích của đất nước, của Nhân dân, điển hình như việc ban hành Công điện 280/CĐ-TTg năm 2023 về việc chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các bộ, cơ quan, địa phương.

- Chuyển đổi số quốc gia được đẩy mạnh ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực, nhất là Đề án 06 và xây dựng, triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia.

*Về quốc phòng, an ninh, đối ngoại

- Quốc phòng an ninh được củng cố; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình, không để bị động, bất ngờ; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm an toàn tuyệt đối các sự kiện chính trị, kỷ niệm các ngày lễ lớn.

- Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đạt nhiều kết quả quan trọng, nhất là về ma túy, buôn lậu, buôn bán người qua biên giới, trên biển, vượt nhiều chỉ tiêu Quốc hội giao, tạo chuyển biến tích cực về trật tự an toàn xã hội, góp phần từng bước xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, lành mạnh.

Xem chi tiết toàn văn Báo cáo KTXH và NSNN của Chính phủ tại đây.

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Ngân sách nhà nước TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?
Pháp luật
Mẫu quyết định phê duyệt chủ trương thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản trang thiết bị của cơ quan đơn vị theo Nghị định 138?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo tổng hợp thu ngân sách nhà nước về thuế chuyên thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mới nhất?
Pháp luật
Năm ngân sách kết thúc vào ngày nào? Khi kết thúc năm ngân sách, ngân sách cấp trên hỗ trợ ngân sách địa phương trong trường hợp nào?
Pháp luật
Cơ quan thu ngân sách nhà nước là cơ quan nào? Cơ quan thu ngân sách nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Pháp luật
Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
Pháp luật
Có bao nhiêu nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước? Dự toán vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải căn cứ vào đâu?
Pháp luật
UBND xã chuẩn bị xây mới, sửa chữa một số hạng mục công trình có cần trình HĐND xã để bổ sung nghị quyết cho phép thực hiện hay không?
Pháp luật
Việc yêu cầu, duyệt và thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước được quy định như thế nào trong Luật Ngân sách nhà nước?
Pháp luật
Yêu cầu, nội dung xét duyệt quyết toán ngân sách nhà nước được thực hiện như thế nào? Nguyên tắc báo cáo quyết toán gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
1,328 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Ngân sách nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Xem toàn bộ văn bản về Ngân sách nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào